Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 169 |
Tổng truy cập : | 565,769 |
Trồng trọt
Phòng trừ một số bệnh hại cây có múi
Tìm hiểu thông tin về đặc điểm nhận biết, quy luật phát sinh gây hại, tác nhân gây hại,điều kiện phát sinh phát triển bệnh và biện pháp phòng trị một số bệnh trên cây có múi: rầy chổng cánh hại cây có múi, bệnh loét hại cây ăn quả có múi…
1. Rầy chổng cánh hại cây có múi
* Đặc điểm hình thái
- Là loại rầy nhỏ, trưởng thành dài 2,5- 3mm, có cánh dài màu nâu đậm xen kẽ có vệt trắng chạy từ đầu đến cuối cánh, khi đậu phần cuối cánh nhô cao hơn đầu (vì vậy có tên là rầy chổng cánh).
- Rầy còn là môi giới truyền bệnh Greening.
* Quy luật phát sinh gây hại
- Rầy cái trưởng thành đẻ trứng thành từng cụm trên các lộc non chưa có lá. Trứng nở thành rầy non, lúc đầu sống tập trung tiết ra các sợi sáp màu trắng, di chuyển chậm chạp. Rầy non và và trưởng thành đều chích hút nhựa cây. Trong năm rầy non có đỉnh cao số lượng trùng với thời điểm ra lộc, đặc biệt là lộc xuân và lộc thu. Rầy non và trưởng thành thường tập trung trên lộc non của cây.
* Biện pháp phòng trừ
- Thường xuyên điều tra, theo dõi mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam, đặc biệt là giai đoạn lộc xuân, là thời kỳ rầy có nhiều tiềm năng truyền bệnh vàng lá.
- Tiến hành phòng trừ rầy bằng thuốc hoá học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, phun 600-800 lít nước thuốc đã pha /ha vào lúc lộc non mới nhú và 7-10 ngày sau. Đối với cây mới trồng thường xuyên có lá non, nên cần theo dõi thật kỹ trên vườn quả, tiến hành phòng trừ sớm hạn chế lây nhiễm bệnh.
-Tạo tán cây thấp, tỉa cành trong tán, duy trì kiến vàng.
2. Bệnh loét hại cây ăn quả có múi
* Đặc điểm nhận biết:
Trên lá non: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ đường kính dưới 1mm thường thấy ở mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Khi vết già rắn lại nổi gờ giống như ghẻ, loét, sần sùi, mặt dưới lá sù sì, mặt trên lá nứt nẻ màu xám tro.
Trên quả: Vết bệnh ở quả cũng như ở lá, vết bệnh rắn, sù sì, màu nâu, hơi lõm, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa mô bệnh chết rạn nứt. Vết bệnh không ăn sâu vào ruột nhưng làm quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng
Trên cành và thân cây non: cũng như trên lá nhưng bị sùi lên, ở giữa không bị lõm xuống, xung quanh không có quầng vàng. Vết bệnh lớn nối liền với nhau bao quanh thân non và cành làm phía trên bị khô héo, dễ gãy đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.
Bệnh có thể lầm lẫn với bệnh ghẻ (sẹo), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo. Ngược lại bệnh ghẻ thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng.
* Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas canpestris pv. citri gây ra.
* Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Bệnh loét phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20-30 độ C), ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng ở những cây còn non, chưa thành thục. Sâu vẽ bùa cũng là môi giới truyền bệnh, chúng tấn công trên lá non và tạo vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.
* Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy.
- Dùng các giống chống chịu bệnh loét.
- Trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn nên khử trùng bằng Javel.
- Xử lý đất trước khi trồng. Đối với hạt, mắt ghép, quả tại các trạm đóng gói có thể xử lý bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.
- Bón phân cân đối. Trồng các cây chắn gió xung quanh vườn hoặc xen kẽ các hàng cây.
- Phun các loại thuốc vào các đợt ra lộc (đọt) bằng các loại thuốc Kocide, Kasuran, Coc 85 hay thuốc có gốc đồng như: Booc-đô, Champion hoặc dầu HMO.
- Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Kasumin, Starner, Physan 20 phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như Applaud 10WP, Ofunack, Vertimic, Confidor.
- Quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển.
- Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nỗi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, quả khác.
8717-ntm.001626_phong-tru-benh-hai-cay-co-mui.pdf