Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 165
Tổng truy cập : 565,756

Trồng trọt

Phòng trừ một số bệnh hại cây hoa hồng

Chia sẻ thông tin về triệu chứng, quy luật phát sinh, phát triển, gây hại, điều kiện phát sinh gây bệnh, biện pháp phòng trừ của một số loại bệnh hại và sâu hại trên cây hoa hồng: bệnh thán thư, nhện đỏ, rệp, ong ăn lá, ong đục thân


1. Bệnh thán thư hoa hồng

* Triệu trứng

Vết bệnh có hình bán nguyệt ở rìa mép lá, nếu ở giữa lá thì vết bệnh hình tròn. Xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ, trên vết bệnh có những điểm đen. Làm cho lá khô, rụng.

* Quy luật phát sinh, phát triển, gây hại

Hại chủ yếu trên lá hồng. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 5 trên các giống hồng.

* Biện pháp phòng, trừ

Vệ sinh đồng ruộng, tạo thông thoáng cho vườn hồng.

Nếu chớm xuất hiện bệnh có thể dùng thuốc hóa học: Manage, Ridomil để phun trừ, nếu bệnh nặng phun kép 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

2. Nhện đỏ hại hoa hồng

* Đặc điểm nhận biết

Gồm các loại nhện hai chấm, nhện quả táo, nhện sơn tra, nhện lá chu sa, nhện đỏ, nhện trắng. Con trưởng thành dài 0,3 – 0,5mm, màu đỏ tối, đỏ gạch, màu lục, màu vàng, màu nâu, có 4 đôi chân, chân và bụng có lông, miệng hút.

* Điều kiện phát sinh gây bệnh

Nhện hút dịch ở mặt dưới lá, nhả tơ kết màng, lan truyền nhờ gió. Trời nóng và khô sinh sản rất nhanh, nếu có nước mưa thì giảm nhiều.

* Biện pháp phòng trừ

Cắt bỏ những cành có nhện khi cắt tỉa để tiêu hủy, dùng lưu huỳnh vôi 3 – 50 Brome diệt trứng và nhện qua đông, hiện có nhiều thuốc trừ nhện rất hiệu quả như Ortus 5 EC, Pegasus 0,1%.

3. Rệp hại hoa hồng

* Đặc điểm nhận biết

Chủ yếu là rệp bông, rệp nhảy và rệp ống  dài trưởng thành dài 3 – 4mm nói chung màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng ám.

* Điều kiện phát sinh gây bệnh

Rệp trưởng thành qua đông ở mầm nách và mặt dưới lá, sang xuan khi hoa hồng sinh trưởng thì sinh sôi nảy nở trên lá và đọt non, nụ và lá non. Nhiệt độ không khí 200C độ ẩm 70 – 80% sinh sản nhanh nhất mỗi năm phát sinh hai cao điểm vào tháng 5 và tháng 10.

* Biện pháp phòng trừ

- Kết hợp với các đợt căt tỉa, cắt bỏ cành và lá có rệp để tiêu hủy.

- Thuốc hóa học để trừ rệp là: Sherpa 0,1 – 0,2%, Trebon 0,15 – 0,2%.

4. Ong ăn lá hoa hồng

* Đặc điểm nhận biết

Con trưởng thành dài 7,5mm, bụng màu vàng, râu hình roi màu đen, chân đen, trứng hình thuôn dài 1mm, mới đẻ ra màu vàng cam nhạt, trước khi nở màu xanh, ấu trùng lúc đầu màu xanh vàng nhạt, khi lớn màu vàng, nhộng màu sữa.

Sâu non ăn lá có khi ăn hết lá chỉ để lại cuống và gân lá.

* Điều kiện phát sinh gây bệnh

Mỗi năm 2 lứa, ấu trùng qua đông trong đất tháng 4 năm sau hóa nhộng, tháng 5 – 6 mọc cánh thành sâu trưởng thành, đẻ trứng ở lộc non hoa hồng, lứa thứ nhất vào thnags 7 thì già chín, cuối tháng 7 đầu tháng 8 thì vũ hóa đẻ trứng, cuối tháng 8 ấu trùng lứa 2 đã gây hại, đầu tháng 10 ấu trùng lứa 2 qua đông

* Biện pháp phòng trừ

Kết hợp cày lật đất vụ đông để diệt ấu trùng qua đông, ngắt bỏ lá bị hại kết hợp với phun thuốc trừ sâu.

5. Ong đục thân hoa hồng

* Đặc điểm nhận biết

Còn gọi là sâu bẻ cành, thuộc lớp cánh màng. Con trưởng thành màu đen, có hoa văn màu vàng hoặc màu nâu đỏ, trứng màu trắng vàng đường kính 1,2mm, ấu trùng màu sữa, đầu màu vàng nhạt dài 17mm, nhộng màu nâu đỏ hình trùy.

Sâu non đục thân, cành làm cho cành bị chết héo.

* Điều kiện phát sinh gây bệnh

Mỗi năm một lứa, sâu non qua đông trong thân cây, tháng 4 năm sau hóa nhộng, tháng 5 xuất hiện trưởng thành, đẻ trứng vào lộc mới ra và cuống hoa lúc hoa chưa nở, sâu non sau khi vũ hóa đục vào thân cây suốt đến phần gốc.

* Biện pháp phòng trừ

Cắt bỏ cành bị hại đến hết phần bị đục rỗng, kiểm tra mặt cắt của cành nếu có lỗ thì nhỏ 1 – 2 giọt Ofatoc rồi dùng bùn bịt lỗ lại.


8817-ntm.001628_phong-tru-mot-so-benh-hai-hoa-hong.pdf