Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 112 |
Tổng truy cập : | 565,614 |
Trồng trọt
Phòng trừ ruồi đục lá lúa
Hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ ruồi đục lá lúa, cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ,…
1. Đặc điểm nhận biết
- Trưởng thành là loài ruồi nhỏ màu xám đen, cánh màng trong suốt.
- Trứng đẻ từng quả rời rạc trên lá lúa, màu trắng, hình bầu dục, rất nhỏ.
- Sâu non dạng giòi màu trắng sữa đến vàng lợt, không có chân, đầu và đuôi nhọn, trong suốt, lớn lên có màu vàng.
- Nhộng màu nâu, ở bên trong chồi hoặc tai lá lúa.
Lá lúa bị hại lốm đốm màu trắng.
2. Điều kiện phát sinh gây hại
Ruồi là loài côn trùng ưa ẩm. Ở những ruộng có nước thường xuyên ruồi thường xuất hiện ở 3-4 tuần sau khi cấy và bị hại nặng hơn ở các ruộng không ngập nước.
Ruồi đục lá có thể phát sinh gây hại liên tục trong năm, thường chỉ gây hại ở giai đoạn lúa còn nhỏ trước khi có đòng. Ruộng xanh tốt thừa đạm bị hại nặng.
3. Biện pháp phòng trừ
- Nên giữ nước xăm xắp hoặc thay nước ruộng thường xuyên trong vòng 30 ngày đầu sau khi cấy sẽ hạn chế sự gây hại của ruồi.
- Bón phân vừa phải để phục hồi cây lúa khi bị hại sớm.
- Sử dụng thuốc phù hợp khi xuất hiện mật số quá cao và xuất hiện muộn. Có thể dùng Sát trùng song, Dip, Địch bach trùng, Sat trùng song,… để diệt trừ.
14451-ntm.001599_ruoi-duc-la-lua.pdf