Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 477 |
Tổng truy cập : | 562,647 |
Trồng trọt
Phòng trừ sâu bệnh cho Táo
Giới thiệu biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh trên cây táo để bà con chủ động phòng chống từ ban đầu để không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây táo.
Khi trồng cây táo bà con chú ý cắt tỉa cành, làm cỏ dại để phòng trừ sâu bệnh hại cây, một số loại sâu bệnh nên chủ động phòng chống ngay từ ban đầu để không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây táo.
1. Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis)
Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất.
Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon.
2. Rệp sáp
Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng.
Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến.
3. Sâu đục trái
Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh.
Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non.
4. Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra)
Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ.
Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh
Biện pháp phòng trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,….
5. Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum)
Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra.
Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.
52710-ntm.002603_phong-tru-sau-benh-cho-tao.pdf