Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 125 |
Tổng truy cập : | 561,646 |
Trồng trọt
Phòng trừ sâu bệnh cho táo
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ một số lại sâu bệnh, bệnh hại trên cây táo: sâu cuốn lá, sâu cắn lá, nhện đỏ, xén tóc, bệnh phấn trắng ở lá, bệnh thối quả
Vào mùa hè (từ tháng 4-8), khi phát hiện có sâu cắn lá, sâu cuốn lá hoặc nhện đỏ, phải tiến hành phun thuốc Wafatox pha loãng theo tỉ lệ 0,1%, tốt nhất là phun định kỳ 15 ngày/lần. Trước khi táo ra hoa rộ khoảng tháng 8-9, dù không có sâu vẫn nên phun thuốc để đề phòng sâu đục quả non.
Trong thời gian táo ra hoa rộ, nên hạn chế phun thuốc để tránh hiện tượng rụng hoa. Khi táo có quả non, nếu phát hiện có sâu đục quả thì có thể phun Bi 58 pha loãng, nồng độ khoảng 0,07%.
Trong tháng 6-7, thường xuất hiện xén tóc đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xoắn trôn ốc xung quanh thân cây, cắt đứt đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và chết. Diệt trừ bằng cách dùng mũi dao sắc rạch theo đường sâu gặm để bắt sâu non, rồi dùng Wofatox pha với tỉ lệ 0,2% bôi vào chỗ gặm. Để đề phòng loại sâu này, hàng năm khi đốn cây, dùng 100g Basudin hoà vào 10 lít nước trộn với phân bò hoặc đất sét quét lên thân cây từ mặt đất lên cao 1m. Không nên trộn với vôi sẽ làm thuốc mất hiệu quả. Khi phát hiện cành lá bị héo đột ngột, phải nghĩ ngay tới sâu đục thân, cành, cách phòng trừ chính là kiểm tra thường xuyên, cắt bỏ kịp thời những cành bị sâu và tiêu diệt sâu non.
Bệnh hại táo hiện có 2 loại:
- Bệnh phấn trắng ở lá: thường phát triển trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao (trên 85%) và nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Tác hại của bệnh này không lớn, vì mùa sinh bệnh là mùa táo ở thời kỳ nuôi quả, cành lá già ít nhiễm bệnh. Phòng trừ bệnh phấn trắng trên lá chủ yếu bằng cách cắt tỉa những cành lá bị bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là với cây giống nên ghép muộn sau tháng 9 và với cây trồng ở vườn không nên đốn cành quá sớm, vì cành lá non nảy lên gặp điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) dễ bị nhiễm bệnh).
- Bệnh thối quả: bệnh thường phát sinh khi quả già sắp chín. Quả bị bệnh thối rất nhanh (trong 1 tuần có thể thối hết quả trên cây).
Nếu thấy quả thâm đen ủng nước là do vi khuẩn Erwinia gây nên (quả thâm đen ủng nước). Trường hợp quả bị héo, nhăn nheo hơi khô, như bị mất nước, có thể do nấm Phytophthora cactorum gây ra.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ triệt để bệnh thối quả cho táo. Muốn hạn chế bệnh phát triển, cần lưu ý thời kỳ táo có quả nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá vô hiệu và quả sâu, héo nhăn nheo để cho tán cây thoáng gió và hứng nhiều ánh sáng.
11352-phong-tru-sau-benh-cho-tao.pdf