Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 410 |
Tổng truy cập : | 2,503,615 |
Chăn nuôi
Phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen
Tìm hiểu thông tin về sâu đục thân 5 vạch đầu đen:đặc điểm nhận biết ngài, trứng, sâu non và nhộng đến điều kiện phát sinh gây hại. Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh: chăm sóc, bón phân hợp lý, chọn thuốc thích hợp
1. Đặc điểm nhận biết
- Ngài: cánh trước màu vàng nâu, mép ngoài cánh có 7 chấm đen. Cánh sau màu nâu vàng nhạt, lông viền cánh màu bạc trắng.
- Trứng: hình bầu dục và dẹp. Trứng mới đẻ màu trắng, dần dần chuyển thành màu vàng nhạt – vàng tro. Trứng trong ổ xếp theo dạng vảy cá, thường là 1 – 3 hàng, nhiều nhất là 5 hàng.
- Sâu non đẫy sức dài 16 – 25mm. Đầu màu đỏ đậm tối hoặc đen. Mặt bụng của ngực màu trắng mờ xen lẫn màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Lưng có 5 vạch dọc.
- Nhộng: Lúc mới vào nhộng có màu vàng, mặt lưng có 5 vạch dọc màu nâu gụ.
2. Điều kiện phát sinh gây hại:
- Sâu đục thân 5 vạch đầu đen gây hại nhiều và mật độ cao trên các trà lúa chiêm, xuân cấy sớm hơn so với các trà khác.
- Trong năm sâu thường phát sinh 6 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (phát sinh cuối tháng 3 - giữa tháng 4) và lứa 3 (đầu tháng 5 - đầu tháng 6) gây hại đáng kể đối với lúa chiêm xuân.
3. Biện pháp phòng trừ:
- Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu.
- Sau khi thu hoạch thu rơm rạ đem đốt hoặc cày ngâm dầm để diệt nguồn sâu.
- Chăm sóc, bón phân hợp lý.
- Phun phòng trừ bằng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP. Dùng thuốc Basudin 10G trộn với đất bột, rắc khi bướm rộ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.
6959-ntm.001585_sau-duc-than-5-vach-dau-den.pdf