Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 904
Tổng truy cập : 563,773

Trồng trọt

Phòng trừ sâu hại xoài

Giới thiệu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh sống và gây hại, biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại cây xoài: bọ cắt lá, châu chấu xanh lớn, vòi voi đục ngọn, vòi voi đục cành


1- Bọ cắt lá: (Deporaus marginatus-Curculionidae-Coleoptera)

- Con cái thân dài 5mm cánh cứng màu đen có nhiều lông, miệng kéo dài như 1 cái vòi. Râu đầu màu đen. Phân nữa đốt đùi chân có màu nâu sáng, phần còn lại màu nâu đen. Con đực thân dài 4,5mm, vòi ngắn hơn, cánh cứng màu nâu, viền cánh màu đen. Cả con cái và con đực ở phần đầu và ngực đều có màu đỏ cam.

- Trứng hình bầu dục, dài 0,5mm, màu trắng sữa đến vàng nhạt. Sâu non màu xanh đen, không chân, đẩy sức dài 5-6mm. Nhộng màu nâu dài 5mm

- Bọ trưởng thành bay nhanh và rơi xuống đất khi bị động.Trứng đẻ rải rác dọc theo gân chính của lá non, trên 1 lá có từ 10-30 trứng. Sau khi đẻ trứng xong, bọ lớn cắn ngang lá ngay phía trên các vị trí đẻ trứng. Phần lá bị cắt mang theo trứng sẽ rơi xuống đất. Sâu non sau khi nở đục từ gân chính ra mép lá, ăn phần mô lá và chừa lại 1 lớp màng mỏng phía trên lá. Sâu non đẩy sức chui xuống đất hóa nhộng

- Tác hại chủ yếu do bọ trưởng thành cắt lá và gặm lá non làm khuyết hoặc đứt cả lá, cành non có thể bị trụi lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa kết quả

- Giống xoài bưởi thường bị hại nặng hơn các giống xoài khác.Ở ĐBSCL bọ x/h quanh năm, mật độ cao vào giai đoạn cây xoài ra lá non từ tháng 1-3.

- Vòng đời :5—60 ngày.Trong đó :+trứng: 2-3 n +sâu non: 7-8 n +nhộng: 9-11n

- Bọ trưởng thành sống và dẻ trứng kéo dài hàng tháng

- Phòng trừ:

- Thu gom thiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất

- Những vường bị hại nặng nên cày xới đất phía dưới tán lá cây bị hại để diệt nhộng

- Khi sâu trường thành phát sinh nhiều dùng các thuốc trị sâu thông thường để phun trừ: ACE 5EC, ANITOX 50SC, CARMETHRIN 10&25ECCATODAN 18SL&95WPFENTOX 25EC.

2 – Châu chấu xanh lớn: (Hypomeces squamosus-Coleoptera-Cucurlionidae)

- Bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7-10mm. Cánh cứng màu xanh vàng có ánh kim nhũ, đầu kéo dài như 1 cái vòi; phía ngọn ống đầu là miệng nhai, hai bên ống đầu có đính đôi râu hình gấp khúc, trên râu có nhiều lông tơ nhỏ. trứng hình bầu dục dài 1mm, màu trắng ngà. Sâu non màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân ngực và chân bụng, đẩy sức dài 12-15mm. Nhộng trần màu trắng ngà, dài 10mm, có mầm vòi rõ rệt

- Bọ lớnban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất.đẽ trứng rãi rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây.sâu non sống trong đất,ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây.Hó nhộng trong đất

- Tác hại chủ yếu là do bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa.mật độ cao ăn lá xơ xác. Phá hại nhiều cây như :bắp, đậu, bông, chè cam quít, chôm chôm, nhãn, xoài

- Vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng

- Phòng trừ:

- Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn  

- Phun thuốc như trên khi sâu phát sinh nhiều.Ở vườn thường bị hại nên dùng thuốc hạt rãi quanh gốc cây 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa mưa: CAZINON 10HPALM 5H,CAGENT 3G, CATODAN10H

3 - Vòi voi đục ngọn: (Chưa xác định loà i - Cucurlionidae-Coleoptera)

- Bọ cánh cứng, thân hình thon, dài 8 - 8,5mm, màu nâu đen. Phần cuối cánh có nhiều lông nhỏ màu vàng nâu. Vòi dài, hơi cong. Da co thể không trơn láng mà có nhiều u lồi ở phần ngực và đầu, hoặc u lõm ở cánh, vòi và chân rất đặc biệt. Chân phát triển, cặp chân trước lớn nhất với 1 gai nhọn trên đốt đùi và trên đốt chày. Trên cả 3 cặp chân, đốt đùi rất dài so với các đốt khác.Râu đầu hình đầu gối, cuốn râu dài, phần ngọn râu nở to hình búp sen

- Trứng màu trắng sữa,hình bầu dục dài 1mm. SN màu trắng ngà, đầu màu nâu vàng, không có chân,đẩy sức dài 9-10mm. Nhộng trần màu vàng nhạt

- Bọ trưởng thành dùng vòi nhai đục nhiều lỗ liên tiếp nhau theo 1 đường thẳng trên chồi tạo thành các buồng đẻ trứng có dạng bầu dục rồi đẻ trứng vào đó, mỗi buồng thường chỉ chứa 1 trứng. Sau khi nở, SN đục vào chồi, ăn phá phần mô bên trong làm chồi bị héo khô.trên 1 chồi có thể có nhiều SN cùng phá làm chồi chết nhanh. Từ các vết đục thường có chất dịch màu trắng sữa chảy ra, về sau dịch khô đi và có màu vàng nâu. SN có thể chui qua lỗ đục sang phá hại chồi khác.Hóa nhộng trong chồi bị hại

- Phòng trừ:

- Cần ngắt bỏ ngay chồi bị hại để diệt SN

- Phun thuốc Anitox 50SC, Cazinon 50ND, Fentox 25EC, Rothoate 50EC, CAHERO 585EC, CAREMAN 40EC.

4- Vòi voi đục cành: (Chưa xác định loài - Curculionidae-Coleoptera)

- Bọ hình bầu dục tròn,thân dài 5mm,màu nâu,trên cánh cứng có 1 chấm đen to hình bán cầu,khi đậu yên 2 đốm ở 2 cánh kết hợp thành 1 đốm tròn lớn.Phần lưng cong vòng lên.Vòi dài và rất cong.

- SN màu trắng ngà,mập,đầu màu nâu vàng,không có chân,đẫy sức dài 7-8 mm.nhộng trần,màu vàng nhạt

- Bọ trưởng thành thường đẻ trứng vào chổ chạc ba và gốc cành phân nhánh.sau khi nở,SN đục vào chổ phân nhánh làm nhựa chảy ra,sau đó tạo thành 1 cục nhựa khô đen.trong 1 chổ đục có từ 1-3 sâu non.Hóa nhộng trong lỗ đục

- Do sâu non nhỏ,sức ăn phá không lớn nên 1 số cành bị hại vẫn sinh trưởng,tuy có chậm đi.Nếu có vài SN cùng phá và cành nhỏ thì cành có thể bị khô héo

- Phòng trừ: Khoét chổ bị hại để bắt sâu,cắt bỏ cành bị khô héo và phun thuốc như với vòi voi đục ngọn


38943-ntm.01139_sau-hai-xoai.pdf