Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 164 |
Tổng truy cập : | 565,754 |
Trồng trọt
Phòng trừ sâu kéo mạng và rệp xám hại cây
Hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ sâu kéo mạng và rệp xám hại cây: đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại, đối tượng gây hại, biện pháp canh tác, biện pháp cơ học, hóa học
1. Phòng trừ sâu kéo mạng
* Đặc điểm nhận biết
- Trưởng thành là bướm màu nâu xám nhạt, cánh có nhiều vết sọc màu nâu gãy khúc.
- Sâu non màu hồng tím, đầu màu đen, có nhiều đường sọc chạy dọc thân.
* Đặc điểm gây hại
- Sâu non đẫy sức hoá nhộng trong đường đục ở nõn
- Sâu non nhả tơ tạo thành một lớp màng phủ lên nõn cải, sống trong đó ăn đỉnh sinh trưởng và đục vào trong nõn.
- Một số cây nhỏ yếu ớt bị chết, một số cây sống sót thì mọc ra nhiều chồi non, cây cải không hình thành bắp được.
- Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rời rạc từng quả hoặc thành ổ 2-4 trứng ở mặt dưới lá cây. Sâu kéo màng phát sinh nhiều trong mùa hè nóng và ẩm.
* Biện pháp phòng trừ
- Che phủ cây con bằng lưới nylon để ngừa sâu trưởng thành đẻ trứng.
- Ở những nơi thường bị hại nhiều cần dùng thuốc trừ sâu phun sớm sau khi trồng 7 – 10 ngày. Sâu đã phát sinh trong đọt rất khó diệt trừ và thường đã để lại tác hại cho cây.
2. Phòng trừ rệp xám
* Đặc điểm nhận biết
- Dấu hiệu đầu tiên trên lá có rệp tấn công là lá bị nhạt màu, sau đó chuyển màu vàng và bị xoăn lại do rệp chích hút nhựa làm cho lá bị khô vàng, còi cọc lá bánh tẻ cong queo dần vàng úa, lá non bị héo tái và lụi dần.
- Cả ấu trùng và trưởng thành đều nhỏ dài khoảng 1- 2 mm, màu xanh lục đến xanh vàng, sống quần tụ ở dưới phiến lá non
* Đối tượng gây hại
- Vòng đời của rệp ngắn từ 6 – 19 ngày. Rệp cái đẻ con nên quần thể rệp tăng rất nhanh về số lượng trong thời gian ngắn.
- Rệp gây hại chủ yếu trên các cây thuộc họ cải. Hại trên tất cả các bộ phận của cây, thường tập trung ở búp non, lá con, cành non, cành non, quả, nụ hoa,... hoặc ở mặt dưới lá; Rệp xuất hiện quanh năm, nhưng hại mạnh vào vụ xuân hè và thu đông.
* Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng.
Bón phân cân đối
Trong phạm vi hẹp rầy mềm có thể bị nước rửa trôi.
- Biện pháp cơ học:
Ngắt bỏ những lá bị rầy mềm và hủy chúng đi. Biện pháp sinh học: Sử dụng các thiên địch như bọ rùa, kiến, dòi ăn thịt, nhện… để tiêu diệt rầy mềm.
- Biện pháp hóa học: Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, Sherpa, Polytrin, Trebon v.v…
52240-ntm.001636_phong-tru-sau-keo-mang-va-rep-xam-hai-cay.pdf