Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 143 |
Tổng truy cập : | 565,695 |
Trồng trọt
Phòng trừ sâu keo, sâu đục thân hại ngô
Chia sẻ với bà con kinh nghiệm về phòng trừ sâu keo và sâu đục thân hại ngô: từ đặc điểm nhận biết, đặc điểm phát sinh gây hại, quy luật gây hại và biện pháp phòng trừ sâu hại
1. Sâu keo hại ngô
- Đặc điểm nhận biết
Sâu non có hình ống, màu nâu. Trên lưng và 2 bên có sọc màu nâu vàng, đen, nâu thẫm.
Bướm sâu keo có màu nâu đen. Cánh bướm có màu nâu hay xám với những chấm màu vàng sẫm và một đường viền màu xám ở gần mép cánh. Cánh sau có màu trắng.
- Đặc điểm phát sinh gây hại
Sâu keo thường xuất hiện vào mùa mưa. Sâu non hoạt động và ăn lá cây vào ban đêm và ở những ngày nhiều mây chúng ăn cả vào ban ngày. Dịch sâu keo thường xảy ra sau thời gian khô hạn kéo dài vào thời kỳ có mưa. Đó là thời kỳ thích hợp cho sâu keo nở ra thành từng đàn.
Sâu thường phát sinh với mật độ cao, cắn cụt ngang thân cây con. Chúng thường di chuyển hàng đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Một năm sâu có 2-3 lứa, lứa đầu tiên trên cỏ dại sau đó chúng chuyển sang phá cây trồng vào các tháng 6, 7, 8.
- Phòng trừ: Thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng. Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng.
Khi sâu xuất hiện nhiều, phun thuốc để trừ như: alpha – cypermethrin, deltamethrin, Triazophos…
2. Sâu đục thân ngô
- Đặc điểm nhận biết
Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá bắp hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang.
Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao.
Bướm cái có cánh trước mầu vàng nhạt, đẻ trứng thành ổ trên bề mắt lá mà vàng nhạt.
Nhộng có dạng thuôn dài nằm trong thân ngô.
- Quy luật gây hại
Bắp mới hình thành bị sâu đục thường không tiếp tục phát triển được. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.
Cây ngô non bị sâu đục vào thân ở giai đoạn sớm có thể bị gãy gục và ngừng phát triển. Khi cây ngô đã lớn sâu đục vào bên trong thân để lại phân ở đường đục. Cây ngô lớn bị sâu đục thường không chết nhưng khi gặp gió to cây có thể bị gãy ngang thân
Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn những bộ phận ít nước nhiều đường
- Biện pháp phòng trừ
Luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước... để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân...
Sau khi thu hoạch, sử dụng thân cây ngô cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, con nhộng còn nằm bên trong thân cây , hạn chế sâu truyền qua vụ sau.
Ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.
Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như: Padan 95SP; Binhdan 95WP; Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND; Forsan 50EC/60EC; Fantasy 20EC; Diazol 60EC...Cũng có thể sử dụng một vài lọai thuốc trừ sâu dạng hạt bón theo hàng, hốc cây như : Binhdan 10H; Padan 4G; Vibasu 10H; Regent 0,2G/ 0,3G; Tigidan 4G...để diệt sâu.
6357-ntm.001582_sau-keo-sau-duc-than-hai-ngo.pdf