Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 430 |
Tổng truy cập : | 2,503,641 |
Chăn nuôi
Phòng và trị bệnh phó thương hàn lợn
Giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của bệnh phó thương hàn ở lợn. Hướng dẫn phương pháp phòng và trị bệnh: vệ sinh chuồng trại, cách ly lợn ốm điều trị triệt để, tiêm phòng vác xin phòng và trị bệnh
1. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Gr (-) gây ra, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở lợn con cai sữa đến 4 tháng tuổi, lợn lớn ít mắc hơn và thường ở thể mãn tính. Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả lợn
2. Triệu chứng
- Thể cấp tính: Lợn sốt cao 41,5 – 420C, nôn mửa và ỉa chảy, phân thường có màu vàng thối khắm đôi khi lẫn máu, lòi dom. Lợn khó thở, ho, suy nhược do mất nước, tim đập yếu. Cuối thời kỳ bệnh có biểu hiện: Tai, các vùng da bụng, phía trong đùi đỏ rồi chuyển sang tím bầm. Đặc biệt lợn có các đám đỏ sẫm ở chỏm tai, mõm và 4 chân. Lợn thường chết sau 2 - 4 ngày phát bệnh do mất nước và kiệt sức.
- Thể mãn tính: Lợn ăn uống giảm sút, mệt nhọc, gầy yếu, chậm lớn, da nhợt nhạt do thiếu máu. Trên da có các mảng đỏ hoặc tím bầm. Lợn ỉa chảy kéo dài, phân thối lẫn máu. Cuối thời kỳ bệnh lợn khó thở, ho.
3. Bệnh tích
Thể cấp tính niêm mạc ruột bị xuất huyết, loét, hoại tử có các vết loét có gờ quanh van hồi manh tràng. Lách xanh, dai như cao su.
4. Cách phòng, điều trị bệnh
a. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, cách ly lợn ốm điều trị triệt để. Tiêm phòng vác xin phó thương hàn lợn con vô hoạt lúc 21 ngày tuổi và tiêm lại vào lúc 27 ngày tuổi hoặc có thể tiêm vác xin kép 1ml/con cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên. Thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng.
b. Điều trị bệnh
Tiêm Vidan T liều 1-2ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần. Tiêm Pneumotic liều 1ml/10kg thể trọng.
71145-ntm.001645_phong-va-tri-benh-pho-thuong-han-o-lon.pdf