Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2900
Tổng truy cập : 1,161,467

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phòng và trị một số bệnh cho ba ba

Giới thiệu một số triệu chứng, nguyên nhân, bệnh tích và biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp trên ba ba: bệnh xuất huyết phổi, bệnh viêm loét, bệnh tấy đỏ cổ, bệnh sặc nước


1. Bệnh xuất huyết phổi ở ba ba

- Triệu chứng

Triệu chứng bệnh xuất huyết phổi là cổ tấy đỏ, mũi ứa máu, ngoài ra còn nổi mụn nhọt.

- Nguyên nhân

Loại ba ba Trung Quốc mắc bệnh xuất huyết phổi là do loại vi khuẩn nhánh đơn bào nhả khí khí háo nước gây ra. Trong quá trình nuôi thâm canh ba ba bố mẹ vào vụ cuối xuân đầu hè nhiệt độ nâng lên khoảng trên 200 C, sau khi ba ba mẹ vừa bước qua mùa đông là thời điểm dễ mắc bệnh nhất.

- Bệnh tích

Mổ ra kiểm tra thấy gan, lá lách sưng to, phổi xuất huyết.

- Phòng, trị bệnh

Cải thiện môi trường sống, khống chế mầm bệnh phát triển lây lan. Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của ba ba.

2. Bệnh viêm loét ở ba ba

- Triệu chứng

Những con ba ba mắc bệnh viêm loét thường gầy yếu, phản ứng chậm chạp, kém ăn uống, bắt đầu mọc mụn sau mấy ngày thì các nốt mụn vỡ ra, nốt lở có thể ăn sâu đến tận lớp chân bì, làm cho xương lộ ra ngoài, vị trí hay lở loét nhiều nhất là xung quanh mép mai bụng, những hạt mụn bằng hạt đậu nành, nhiều khi liền thành từng mảng.

- Nguyên nhân

Căn nguyên gây bệnh là do siêu vi trùng, sau đó vi khuẩn tiếp tục gây hại và lây nhiễm làm cho con ba ba chết vì bại huyết.

- Bệnh tích

Khi ba ba chết, kiểm tra thấy lớp da dưới bụng tụ nhiều máu, gan lách bị sưng to, đường tiêu hoá xuất huyết.

- Phòng, trị bệnh

Ao nuôi phải đủ nước và đảm bảo chất lượng nước tốt, khi nuôi phải tách riêng từng loại lớn nhỏ, duy trì mật độ hợp lý.

Cách 15 ngày dùng bột tẩy với nồng độ từ 3g -5g/m³ xả khắp ao một lần.

Trộn thuốc loại sulfanilamine vào thức ăn theo tỷ lệ 0,05% đồng thời trộn thêm Morphoamiganydiene hydro Chlorode (kháng vi rút) tỷ lệ 0,05% cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.

3. Bệnh tấy đỏ cổ ba ba

- Triệu chứng

Cổ bị sưng tấy, tụ máu, viêm nhiễm, con ba ba mắc bệnh nổi lờ đờ trên mặt nước, hoặc nằm hẳn trên bờ để phơi, vào chỗ máng ăn nằm yên không động đậy, máu chảy ra ở mũi.

- Nguyên nhân

Do vi khuẩn nhánh háo nước thế hệ sau của vi khuẩn nhánh đơn bào nhả khí háo nước, tác động gây hại của nó chủ yếu nhằm vào đối tượng ba ba bố mẹ, ba ba trưởng thành.

- Bệnh tích

Mổ ba ba thấy gan ngả sang màu đất, ruột bị viêm và tụ máu.

- Phòng, trị bệnh

Sử dụng thuốc diệt khuẩn và thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tấy đỏ cổ cho ba ba. Cụ thể:

Thả khắp ao dung dịch carbonat flo với nồng độ từ từ 2,5g -5g/m³.

Cho uống norfloxacin, theo liều lượng cứ khoảng 100 kg ba ba thì mỗi ngày cho uống 8 – 12g liền trong 6 ngày.

4. Bệnh sặc nước ở ba ba

-  Nguyên nhân

Nhốt ba ba trong túi hoặc trong lồng ngâm lâu trong nước, ba ba không thò được mũi lên khỏi mặt nước để thở, ba ba đành phải giẫy giụa trong nước, nước sẽ tràn vào phổi gây ra sung phổi do nước, phổi chứa đầy nước có thể sẽ làm cho ba ba bị sặc mà chết.

-  Bệnh tích

Mổ ba ba bị chết ra kiểm tra sẽ thấy phổi sưng to gấp 3 – 4 lần thể tích bình thường, máu bị thiếu ô xy nên chuyển sang màu tím.

-  Phòng, trị bệnh

Không nhốt ba ba trong túi hoặc trong lồng ngâm chìm trong nước.

Khi ba ba đã bị sặc nước thì treo dốc đầu xuống dưới rồi bóp nắn bốn chân để tiến hành hô hấp nhân tạo nhằm mục đích đẩy nước trong phổi ra.


28641-ntm.001643_phong-va-tri-benh-cho-ba-ba.pdf