Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1540 |
Tổng truy cập : | 558,506 |
Chăn nuôi
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch
Hướng dẫn biện pháp phòng và trị một số bệnh trên ếch: bệnh trướng hơi ở ếch con, bệnh ghẻ lở, bệnh đỏ chân, bệnh viêm ruột, bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch
1. Bệnh trướng hơi ở ếch con
- Nguyên nhân: Ếch bị sốc do môi trường nước thay đổi nhiều và đột ngột, hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết.
- Cách phòng trị: Hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ.
Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho ếch ăn. Nên chọn mua ếch giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước mình nuôi để tránh hiện tượng ếch bị sốc do thay đổi môi trường.
2. Bệnh ghẻ lở
- Nguyên nhân: Do ếch cắn lẫn nhau hoặc do ếch nhảy cọ sát với thành hồ bị trầy xước. Vết thương nhiễm trùng gây ghẻ lở.
- Cách phòng trị: Hạn chế tiếng động và bóng người lui tới làm ếch hoảng sợ, tách cỡ thường xuyên để con lớn không cắn con nhỏ, cho ăn bằng sàn ăn để hạn chế ếch táp trúng chân nhau. Tách riêng những con bị ghẻ ra bôi thuốc kháng sinh và ngâm tắm thuốc sát trùng sau vài ngày sẽ lành vết thương.
3. Bệnh đỏ chân
- Nguyên nhân: Do môi trường nước nuôi bị nhiễm khuẩn làm cho hai bên đùi của ếch nổi nhiều vết đỏ, chân sưng to, bụng bị xuất huyết trong, gan sưng và đọng máu.
- Cách phòng trị: Giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không nuôi quá dày, nên lắng lọc nước một ngày trước khi sử dụng. Khi ếch bệnh tách riêng ra ngâm trong thuốc tím, đồng thời trộn thuốc kháng sinh (Enro floxacin hoặc Oxytetracylin) vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 7 - 10 ngày.
4. Bệnh viêm ruột
- Triệu chứng: Ếch bị bệnh có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng đỏ, mỏng, bên trong có khi có dịch lỏng trong suốt và lẫn cặn thức ăn không tiêu, thối.
- Cách phòng trị: Trộn xen kẽ men tiêu hóa và thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 4 - 5 ngày. Liều lượng: 5 g thuốc/kg thức ăn.
5. Bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh
- Triệu chứng: Cột sống bị cong lại, đầu lệnh sang một bên, bơi lội xoay vòng tròn.
- Cách phòng trị: Phòng bệnh bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, tránh các tác nhân gây sốc (tiếng ồn, cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ nước…), thường xuyên bổ sung thuốc bổ thần kinh (có chứa nhóm vitamin B6), vitamin C vào thức ăn cho ếch ăn.
69957-ntm.003092_huong-dan-phong-va-tri-mot-so-benh-thuong-gap-tren-ech.pdf