Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2162
Tổng truy cập : 1,160,360

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phòng và trị một số bệnh trên cá lóc

Giới thiệu biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá lóc. Chia sẻ một số bệnh thường gặp và cách chữa trị bệnh trên cá lóc: bệnh lở loét, bệnh trắng da, bệnh nấm thủy mi, bệnh đo sán lá đơn chủ, bệnh trùng mỏ neo


1. Biện pháp phòng bệnh:

Phòng bệnh cho cá sẽ quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi nên người nuôi cần phải luôn đề cao công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng các biện pháp sau:

Tẩy dọn kỹ ao nuôi: vét bùn, tạt vôi 7 – 10kg cho 100mdiện tích và phơi đáy ao.

Trước khi thả giống và trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày cần xử lý nước nuôi bằng các chế phẩm sinh học như EMC 1 lít cho 1.000 – 1.500mnước hoặc BioPower (dạng bột) với 1kg cho 3000 – 5000m3nước để tạo màu nước tốt khi thả giống.

Giống trước khi thả cần tắm qua muối ăn với tỷ lệ 200 – 300g cho 100 lít nước.

Xen kẽ dùng chế phẩm sinh học thì những tháng mưa nhiều cần tạt vôi bột 2kg cho 100mnước ao nuôi/tuần.

Bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.

Cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng không bị ôi thiu, ẩm mốc. Cần cho cá ăn đúng thời gian, địa điểm và khẩu phần ăn từng ngày.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để xử lý khi thấy cá bất thường.

2. Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị:

2.1. Bệnh lở loét :

 * Dấu hiệu bệnh :

- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm xuất hiện những vết loét màu đỏ, khi bị nặng các vết loét ăn sâu  đến xương, thịt thối và cá chết.

* Trị bệnh

Dùng lá xoan khoảng 30kg /100m2 diện tích ao, lá xoan được bó thành từng bó dìm xuống ao.

- Dùng cây nghể răm 15 – 20kg cho 100mdiện tích ao.

 - Dùng Vicato 1kg cho 2.500 – 3.000mnước ao.

- Dùng Doxycyline 2g/100kg cá/ngày và cho ăn 5 - 7 ngày liên tục.

 2.2. Bệnh trắng da:

* Triệu chứng:

- Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía  đầu, cá mất nhớt, bong da vây.

 * Trị bệnh :

- Dùng Vicato để xử lý sạch nước ao với liều lượng 1kgcho 2.500 – 3.000m3 nước ao.

- Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Tetracycline 20 - 25g cho 1m3 nước, thời gian tắm trong 10 - 15 phút .

 2.3. Bệnh nấm thuỷ mi:

 * Dấu hiệu bệnh :

Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như túm bông. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thành túi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 * Trị bệnh:

- Dùng Xanh methylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .

- Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong khoảng 10 phút.

 - Dùng Biodine 1 lít cho 8.000 – 10.000m3 nước.

2.4. Bệnh do sán lá đơn chủ: Ký sinh ở mang và da 

* Dấu hiệu bệnh:

Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và chết, cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy.

 * Trị bệnh :

- Dùng đồng sun phát (phèn xanh) 500 – 700g cho 1.000m3 nước hoặc dùng BKC85% từ 10 – 20ml cho 1mnước.

2.5. Bệnh trùng mỏ  neo :

  * Dấu hiệu bệnh :

Trùng mỏ neo thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt... của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn .

   * Trịbệnh:

- Dùng lá  xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả  xuống ao với liều lượng 30 - 50 kg/1.000m2 diện tích ao.

- Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong 1 giờ.


4853-ntm.01164_phong-tri-benh-tren-ca-loc.pdf