Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 558
Tổng truy cập : 562,881

Chăn nuôi

Phương pháp cấp cám và cai sữa cho lợn con

Tìm hiểu về phương pháp cấp cám, thức ăn bổ sung và quá trình cai sữa cho lợn con, chăm sóc lợn con và lợn nái sau cai sữa


1. Cấp cám cho lợn con:

Lợn con mới sinh được cung cấp năng lượng, chất khoáng, vitamin cần thiết từ sữa mẹ. Trường hợp lợn nái có vấn đề, hoặc vào thời kì cuối lợn nái nuôi con, dinh dưỡng không đủ, chuẩn bị tốt cho việc cai sữa... ta cần cho lợn con ăn cám bổ sung.

Lợn con chậm nhất là đến 2 tuần tuổi phải quen thuộc với cám tập ăn. Việc cấp cám tập ăn được thực hiện nhiều lần trong ngày.

2. Thức ăn bổ sung: 

Cám khô:

Lợn con khi đạt 2 tuần tuổi phải quen thuộc với việc ăn cám khô. Đầu tiên để cám gần chỗ lợn mẹ, khoảng 2 ngày nhằm kích thích sự quan tâm của lợn con với loại cám này. Lượng cám ăn vào của lợn con tùy thuộc vào từng cá thể nên có sự chênh lệch lớn của lượng cám cấp cho từng bầy. Bầy lợn con khoảng 24 ngày tuổi chênh lệch lượng cám khô ăn vào 1 ngày có thể từ 100g ~ 1kg.

Nếu nhìn vào lượng sữa bổ sung cho lợn con uống thì 3 ngày tuổi 200g, 4~5 ngày tuổi 700~750g, 6 ngày tuổi 850g, 7 ngày tuổi 1000g, 8~15 ngày tuổi 950~1000g, 16~19 ngày tuổi 700~800g, sau đó tiếp tục tăng đến 21 ngày tuổi sẽ đạt trên 1000g.

Trước khi cấp cám phải xịt rửa máng, tiêu độc và giữ khô hoàn toàn. Một ngày cho ăn khoảng 5 lần nhằm gia tăng lượng cám ăn vào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của lợn con. Cám tập ăn phải có chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của lợn con, không được có bụi, không được để quá lâu. Trên nguyên tắc việc cấp cám tập ăn cho lợn con cần tiến hành càng sớm cáng tốt và đảm bảo vào thời điểm cai sữa (28 ngày tuổi lợn con có thể ăn được khoảng 300 g – 400 g cám tập ăn)

Việc tập ăn cám cho lợn con có ưu điểm là nếu lợn con quen với cám khô thì ở 5 tuần tuổi lợn sẽ bổ sung được đầy đủ năng lượng, chất lượng lợn con cai sữa sẽ tốt, lợn cai sữa sẽ ít bị rối loạn tiêu hóa và sẽ có sức tăng trưởng tốt.

Sữa bổ sung:

Vì sữa bổ sung đắt nên chỉ cung cấp cho lợn con chậm phát triển và lợn con của mẹ bị thiếu sữa. Tuy nhiên, do sữa bổ sung không có đầy đủ các thành phần như trong sữa non và sữa mẹ, vì vậy nếu lợn con chỉ được cho bú sữa bổ sung thì cũng không tốt bằng sữa mẹ.

Khi cho bú sữa bổ sung việc giữ vệ sinh là rất quan trọng. Mỗi lần cho uống phải vệ sinh, tiêu độc. Các dụng cụ pha chế và đựng sữa cũng phải vệ sinh tiêu độc tương tự.

Sử dụng lượng nước pha chính xác theo hướng dẫn sử dụng. Duy trì nhiệt độ của nước ổn định. Nếu nhiệt độ nước quá lạnh sữa sẽ không hòa tan hết. Ngược lại nếu nước quá nóng có thể làm phá hủy hết chất đạm có trong sữa, như vậy nó sẽ không còn là nguồn cung cấp chất đạm. Khuấy sao cho bột sữa không đóng lại thành cục. Những cục sữa như vậy khi vào ruột sẽ là nguyên nhân gây ra tiêu chảy vì vi khuẩn trong cục sữa sẽ tránh được sự tấn công của dạ dày.

Giữ vệ sinh dụng cụ, không giữ nước pha sữa quá 6 giờ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể cung cấp thức ăn dạng nước. Khuyết điểm đó là hiệu quả ở từng bầy có sự chênh lệch lớn, cần nhiều nhân công lao động, sữa sau khi pha có thời gian bảo quản ngắn.

Nước điện giải:

Nước điện giải được cung cấp nhằm duy trì sự cân bằng điện giải trong đường ruột lợn bị tiêu chảy. Vì nước điện giải mắc nên ta có thể tự làm để cho lợn uống.

Pha 25 g đường glucoza, 9g muối, 2 muỗng lớn nước trái cây vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Dung dịch được làm hàng ngày, cung cấp cho lợn con một tuần tuổi, một cho uống 2 lần/ ngày ( 1~1,5 lit). Chú ý giữ vệ sinh, trước khi cho uống cần làm sạch máng , tiêu độc, làm khô. Ngoài ra có thể bổ sung các vi khuẩn lên men axit lactic và chất tăng cường hệ miễn dịch.

Ưu điểm là có thể cung cấp nước, chất khoáng, năng lượng. Nhược điềm là giá cả đắt. Sử dụng khi lợn con bị tiêu chảy.

3. Quá trình cai sữa:

Phải chuẩn bị cẩn thận để cai sữa lợn con. Ghi vào sổ ghi chép những bầy chưa đến ngày cai sữa nhưng lớn đến độ có thể cai sữa nhằm đánh giá chất lượng nái. Khi tiến hành cai sữa cần lưu ý những điểm sau:

- Phải chuẩn bị vào ngày trước khi cai sữa. Trước khi chuyển lợn con xuống trại cai sữa cần phải chuẩn bị đầy đủ. Giảm thiểu tối đa stress cho lợn con và người.

- Quyết định số ô chuồng trại đẻ cho nhóm lợn kế tiếp. Để nắm rõ số lợn chuyển từ trại mang thai sang trại đẻ, nên in danh sách số lợn đó ra. Việc này giúp chúng ta biết trước được số lợn cai sữa nhiều hoặc ít hơn so với kế hoạch.

- Quyết định số lợn phối và mục tiêu số lợn phối. Cần phải xác định số lợn phối mỗi tuần nằm trong khoảng cho phép. Để làm được điều này điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu cai sữa của trại.

- Quan sát lợn nái, đánh giá trạng thái lợn con, đếm và ghi chép số lượng lợn.Cần ghi chép rõ trạng thái của lợn nái, nếu lợn phát triển bình thường cần ghi vào sổ theo dõi của lợn nái. Trường hợp lợn năng suất không tốt cần phải đào thải nên quyết định ngay trong lúc kiểm tra.

- Nếu lợn con quá nhỏ không nên cai sữa. Nếu có lợn con trong bầy quá nhỏ do mắc bệnh hoặc do chậm phát triển nên để cho lợn con đó bú tiếp và cho cai sữa với bầy sau.

-  Để ghép bầy những lợn con chậm phát triển cần lựa chọn nái để ghép bầy

-  Đánh dấu những nái sẽ cai sữa. Kiểm tra tại sổ lợn nái, tìm và đánh dấu những nái ngày hôm sau sẽ cai sữa.

- Kiểm tra những nái sẽ đào thải sau khi cai sữa. Những lợn này sẽ không chuyển về trại mang thai.

- Kiểm tra đường dẫn lợn, chuẩn bị dụng cụ đuổi lợn

4. Cai sữa:

Chuyển nái về trại mang thai.

Lùa lợn con ra khỏi ô chuồng, sử dụng dụng cụ lùa không gây stress cho lợn.

Nếu chuyển bằng xe cần có thiết bị sưởi (khi trời lạnh), đặc biệt nếu chuyển lợn đi trên đoạn đường dài.

http://nguoichannuoi.vn/cap-cam-va-cai-sua-cho-lợn-con-fm436.html


81419-ntm.002050_phuong-phap-cap-cam-cho-lon-con.pdf