Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2182
Tổng truy cập : 1,160,381

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phương pháp vận chuyển cá giống

Giới thiệu hai hình thức vận chuyển cá giống là vận chuyển hở bằng ô tô quây bạt và vận chuyển kín: hiệu quả của phương pháp, mật độ cá khi vận chuyển, cách tiến hành


Hiện nay có hai hình thức vận chuyển cá giống là vận chuyển hở và vận chuyển kín.

1. Vận chuyển hở bằng ô tô quây bạt

- Phương pháp này chở được nhiều, không tốn thời gian đóng cá và lợi dụng được lúc xe chạy tạo thành sóng trên tầng mặt làm tăng hàm lượng oxy vào trong nước khi vận chuyển.

- Mật độ cá vận chuyển:

+ Cá bột 50 – 70 vạn/1m3 nước

+ Cỡ cá 4 – 5gam: mật độ 60 – 80kg/1m3

+ Cỡ cá 10 – 15gam: mật độ 90 – 100kg/1m3

- Vận chuyển từ 5 – 6 giờ phải thay nước, lượng nước thay bằng ½ lượng nước trong bạt. Nếu sau 15 giờ cần thay toàn bộ.

2. Phương pháp vận chuyển kín

- Vận chuyển kín bằng túi PE hay PVC (túi nilon) có bơm oxy là phương pháp vận chuyển được nhiều nơi áp dụng. Do vận chuyển được mật độ dày, thời gian dài và tỷ lệ sống của cá cao.

- Túi nilon có màu trắng, dạng hình ống, chiều dài túi 1,2 – 1,4m; chiềucao túi 60 – 70cm.

- Mật độ cá vận chuyển

Quan hệ giữa nhiệt độ, quy cỡ và mật độ vận chuyển kín bằng túi nilon

 

Tên cá

Cỡ cá

Mật độ theo nhiệt độ nước

Thân dài (cm)

Khối lượng

(g/con)

200­­C

250C

g/lít

Con/lít

g/lít

Con/lít

Cá chép

2 - 4

0,3 – 1,2

60 - 80

75 - 100

60 - 84

70 – 100

5 - 7

2 - 5

90 - 120

25 - 75

70 - 100

20 – 35

8 - 12

7 - 22

140 - 150

20 - 27

120 - 130

16 – 17

Trắm cỏ

2 - 4

0,3 – 0,6

50 - 55

80 - 190

42 - 50

70 - 170

5 - 7

3 - 6

90 - 120

20 - 30

70 - 100

18 – 25

8 - 12

9 - 24

130 - 160

7 - 15

100 - 140

6 - 11

Cá trôi

2 - 4

0,24 – 0,4

20 - 36

50 - 140

18 - 30

45 – 140

5 - 7

3 - 5

60 - 65

13 - 20

50 - 60

12 – 18

8 - 12

7 - 22

70 - 110

5 - 10

60 - 90

4 – 8

Cá mè trắng

2,5 – 4

0,3 – 0,6

44 - 50

60 - 170

40 - 45

50 – 150

5 - 7

2 - 5

60 - 70

15 - 30

50 - 60

13 – 25

- Mực nước trong túi vận chuyển: Nếu thời gian vận chuyển không quá 8 giờ thì mực nước trong túi chiếm khoảng 4/5 thể tích của túi khi đã đóng. Nếu thời gian vận chuyển quá 8 giờ thì thể tích nước trong túi chiếm 2/3 sau khi đóng túi.

- Buộc túi và bơm ôxy

+ Sau khi cho cá vào túi, dùng tay vuốt không khí trong túi ra, rồi tiến hành bơm oxy.

+ Khi bơm ôxy, vòi xả ôxy được cắm sâu vào trong nước. Tốc độ bơm ôxy vào túi phải được tăng lên từ từ.

+ Khi đóng túi thấy cá nổi đầu trong túi thì không được vận chuyển vì tỷ lệ hao hụt lớn.

- Kiểm tra cá trong túi trước khi vận chuyển bằng cách vỗ tay nhẹ trên túi thấy cá có phản ứng nhanh là cá khỏe.Ngược lại thấy cá không có phản ứng gì chứng tỏ cá yếu.

- Xử lý dọc đường

+ Kiểm tra túi thấy bị xẹp phải thay túi hoặc tiếp thêm oxy. Nếu thấy cá “đóng đầu” trên mặt nước thì phải thay nước và tiếp ôxy ngay. Thông thường khi đóng túi sau 8 giờ phải tiếp ôxy và sau 12 giờ phải thay nước và bơm ôxy.

3. Thả giống

- Thời gian thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả cả vào những ngày nắng nóng hoặc trời mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá giống.

- Giống khi được vận chuyển về bằng túi nilon, người nuôi cần ngâm túi xuống ao nuôi từ 5 – 10 phút cho môi trường nước trong túi nilon và môi trường nước ao nuôi không chênh lệch. Sau đó tiến hành cho cá ra từ từ để cá không bị sốc.

- Cá giống khỏe là khi thả ra ao nuôi cá bơi lội nhanh không quấn đàn, bơi lờ đờ./.


115-ntm.01169_van-chuyen-ca-giong.pdf