Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1390
Tổng truy cập : 558,182

Môi trường nông thôn

Phương pháp xây dựng hệ thống thoát nước thải hợp phong thủy

Hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống thoát nước hợp phong thủy đối với nhà xưởng và nơi ở có diện tích rộng hoặc diện tích hẹp, những quy định về sơn hướng đặt hầm phân, bố trí đường nước thải thoát ra


Thường trong việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư thường sẽ không quan tâm lắm đến việc vị trí đặt, mà chỉ cần chỗ nào tiện, kín là đặt hệ thống. Nhưng trong phong thủy, hệ thống thoát nước (phóng thủy) cũng quan trọng không kém mở cửa (khai môn). Nếu đặt sai vị trí hoặc không tốt, sẽ làm cho toàn bộ khu vực xưởng, nhà, nơi làm việc bất ổn.

Đối với nhà xưởng, nhà, nơi làm việc, luôn có đường nước vào và đường nước ra, cũng giống như con người vậy, tuy nhiên nếu đặt hệ thống nước thải, thoát nước, hố ga không đúng, gặp trục trặc thì việc thải ra ngoài gặp nhiều trở ngại.

Vùng hung mỗi nhà xưởng, nơi làm việc mỗi khác, tùy theo tuổi của chủ mà xác định dựa theo la bàn và theo nguyên tắc tọa hung: tuổi chủ thuộc Đông tứ mệnh thì vùng hung là vùng thuộc nhóm Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, chính Tây, Đông Bắc). Tương tự, tuổi chủ thuộc Tây tứ mệnh sẽ đặt khu vực vệ sinh, hầm phân, khu xử lý nước thải ở các hướng thuộc Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc. Tất nhiên còn phải xem xét hướng cụ thể trong từng hướng vừa nêu để tránh phạm cung xấu.

Đối với nhà xưởng, nơi làm việc rộng có diện tích khuôn viên bao quanh thì nên đưa hầm phân, hố ga ra hẳn bên ngoài phần xây nhà (dĩ nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tọa hung như kể trên) để chủ động hơn trong xử lý kỹ thuật, giảm thiểu ảnh hưởng xấu vào khuôn viên làm việc. Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải thông thường là có độ dốc thích hợp để dễ dàng tiêu thoát. Không phải vô cớ mà phong thủy coi trọng việc đắp đất nền cao, khi tòa nhà càng về phía sau càng cao dần lên (nở hậu theo chiều cao) để đảm bảo các phần tiêu thoát nước (cả nước sinh hoạt lẫn nước mưa) thuận lợi hơn. Tránh làm nhà trước cao sau thấp cũng là để tránh gây ra các khoảng thấp trũng, tù đọng uế khí bên trong và phía sau nhà.

Đối với những nơi diện tích hẹp, hầu như hầm chất thải không thể “chạy” đi đâu được, do vậy từ đầu lúc bố trí nên lưu ý tới vị trí hầm nằm gần vị trí gầm cầu thang hay vệ sinh dưới trệt, có nắp thăm được bố trí khuất, tránh nằm gọn trong chung cung của nhà. Những tòa nhà tầng trệt phía trước để xe thì hầm phân có thể nằm dưới nền nhà xe.

Những quy định về sơn hướng đặt hầm phân nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt còn nếu không cần cố gắng giảm thiểu các vị trí xấu, ưu tiên các vị trí thuận tiện cho không gian chính, chọn chỗ ít sử dụng, khuất nẻo để bố trí trên quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” (nhiều cái tốt sẽ lấn ái ít cái xấu) để giúp phong thủy của nơi làm việc hài hòa hơn.

Nơi nguồn nước sinh hoạt nhiều là chỗ cần chú ý cấp thoát nước thật thông suốt. Chỗ hay sinh hoạt có nước nhiều, dẫn đến tính âm cao, nếu lại đặt trong môi trường âm nữa thì sẽ âm thịnh dương suy, nhiều nước xả ra sẽ làm sàn trơn trượt. vì thế tốt nhất phải đặt hay sinh hoạt tại chỗ có nhiều ánh sáng (dương quang) chiếu vào để vừa cân bằng âm – dương, vừa khô ráo, dễ dàng đi lại thao tác giúp người làm việc thoải mái dễ chịu.

Một số nơi dùng tầng trệt phía trước để xe thì hầm phân có thể nằm dưới nền nhà xe. Những quy định về sơn hướng đặt hầm phân nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt.

Hệ thống xử lý nước thải cũng cần tuân thủ những vấn đề trên, đặt biệt bố trí đường nước thải thoát ra, Trong thực tế vẫn còn nhiều nơi hiện nay thoát nước ra đường ống phía sau (khoảng thông hành địa dịch) nhưng nói chung tốt nhất là nên thoát nước ra trước xưởng, nơi làm việc. Lợi điểm thứ nhất là dễ dàng sửa chữa, không ảnh hưởng và đảm bảo vệ sinh mỹ quan chung. Thứ hai là phù hợp với vị thế của ngôi nhà (phía trước là Minh Đường bằng phẳng có tụ thủy, phía sau là Hậu chẩm cao ráo làm điểm tựa vững chắc).Tất nhiên là nguyên tắc trên áp dụng cho nơi có một mặt tiếp giáp đường phố và hệ thống thoát nước phía trước. Trường hợp nơi có mặt đường bên hông hay  có diện tích đất rộng thì hướng thoát nước phải căn cứ cụ thể theo điều kiện địa hình, độ dốc và phương vị.Việc thoát nước ra trước khỏi vị trí làm việc, xưởng… cũng cần hiểu là tuyến ống thoát đi ra phía trước nhưng tránh đi ngay giữa nhà.Theo nguyên tắc Phong thủy, làm vậy là phạm vào trục chính của nhà.Ta cần đi sát tuyến ống về một bên.Hệ thống thoát nước nên tập trung về một phía, tránh phân tán nhiều khó kiểm soát. Các hố ga và miệng cống trước nhà không được án ngữ cửa ra vào rất bất lợi, các đường ống cần hạn chế cua quẹo gấp khúc gây khó khăn cho việc thoát nước thải.

Khi dòng nước xung quanh hướng về cửa chính theo cách “tứ thủy triều môn” (chảy song song, vòng từ hông ra trước rồi chảy đi) là hợp Phong thủy. Nhưng dòng nước thải mà lại chảy thẳng vào trước cửa theo cách “thủy trực xung môn”thì không tốt. Do vậy mỗi nơi nên tuân thủ quy định chung về tuyến thoát nước công cộng, tránh làm tùy tiện theo lợi ích riêng của mình sẽ dẫn đến các bất lợi.


3408-ntm.001689_xay-dung-he-thong-thoat-nuoc-thai.pdf