Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 77
Tổng truy cập : 561,372

Trồng trọt

Quản lý bệnh thán thư trên cây ớt

Giới thiệu các biện pháp để quản lý được bệnh thán thư hại ớt vào mùa mưa bao gồm: tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện khi bệnh xuất hiện, cách điều trị bệnh và biện pháp phòng bệnh thán thư trên cây ớt


Bệnh này xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường gây hại mạnh nhất là vào thời kỳ cây ớt cho trái. Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây nên, làm thối trái hàng loạt.

Tình hình dịch hại trên đối tượng này cũng phức tạp, nhất là vào mùa mưa. Do đó, bà con nông dân trồng ớt đạt hiệu quả thì phải vận dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, từ khâu chọn giống đến chăm sóc và phòng trừ dịch hại.

Đối với cây ớt, nông dân cho rằng đối tượng nguy hiểm nhất là bệnh thán thư, hay còn gọi là bệnh đen trái. Bệnh này xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường gây hại mạnh nhất là vào thời kỳ cây ớt cho trái. Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây nên, làm thối trái hàng loạt.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là những vết ướt trên trái, tiếp đến vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

Bệnh thán thư lây lan rất nhanh, nếu ruộng ớt bị nhiễm bệnh nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để phòng trị hiệu quả bệnh này, bà con nông dân nên áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như: Luân canh, không trồng cây họ cà ớt, chọn giống kháng bệnh, tỉa cành cho cây, trồng mật độ vừa phải, không nên bón thừa phân đạm, thu hái các trái bệnh đem tiêu hủy và sử dụng thuốc.

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu bệnh trên cây ớt, bà con cần chọn đúng loại thuốc. SAT 4SL (hoạt chất Cytosinpeptidemycin 4%) là một loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư và xoắn lá ớt, bà con nông dân sử dụng với liều lượng 20 ml/20 lít nước (phun từ 2 - 3 bình/1.000 m2) và phun lại lần 2 cách nhau 5 ngày.

Là loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới vì có thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường. 

Để phòng ngừa bệnh cây ớt đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí SX, bà con nông dân nên phun thuốc khi thật cần thiết và phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.

                                                                                                                                 


20019-quan-ly-benh-than-thu-hai-ot-mua-mua.pdf