Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5885
Tổng truy cập : 2,041,090

Chăn nuôi

Quản lý heo mới sinh

Hướng dẫn các biện pháp quản lý heo mới sinh: bú sữa đầu, nhốt riêng heo con, tập ăn cho heo, quản lý, chăm sóc, cai sữa cho heo


Heo con mới sinh ra không thể tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể cho đến khi được vài ngày tuổi. Do đó, bất cứ các tác nhân đều có thể dẫn tới thiệt hại đầu con hay phát triển không bình thường của đàn heo con.

1. Bú sữa đầu

Để tránh hiện tượng heo con bị chết ngạt do các sản dịch trong bào thai gây nên, người nuôi cần phải dốc ngược 2 chân của heo con xuống, dùng giẻ khô lau sạch nước nhờn trong mũi và miệng của heo con (có thể dùng bột đá để lau khô cho cơ thể heo). Tiếp đó, vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau để tiến hành cắt rốn. Khi cắt, buộc chặt cuống rốn ở vị trí cách mặt bụng chừng 2 cm, nên cố định nút buộc bằng 1 mũi khâu để tránh nút buộc, dùng dao hoặc kéo sạch đã sát trùng để cắt rốn cách nốt buộc 1cm; sau khi cắt tiến hành sát trùng cuống rốn bằng dung dịch MD Diodin hoặc cồn Iod để đảm bảo không bị nhiễm trùng. Sau khoảng 3 - 5 ngày, cuống rốn sẽ khô và co ngắn lại.

Bước tiếp là cho heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa hàm lượng lớn kháng thể hemoglobin giúp ngăn ngừa bệnh cho heo con (lưu ý nên cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì hàm lượng kháng thể chỉ có trong sữa đầu trong vòng 12 giờ sau sinh). Cố định đầu vú cho heo con sẽ đảm bảo được tất cả heo con đều được bú sữa đầu, nhất là trong trường hợp số heo con đẻ ra vượt quá số vú thì cần thực hiện cho bú luân phiên.

2. Nhốt riêng heo con

Heo con theo mẹ cần được nhốt riêng và cho bú theo cữ khoảng 3 - 4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng nái mệt sẽ đè chết con. Mỗi cữ bú thường cách nhau 1 giờ 30 phút hoặc 2 giờ tùy theo tình trạng tiết sữa của nái. Sau khi heo con bú xong thì đưa chúng vào ổ úm giúp heo không bị lạnh về đêm, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Ổ úm cần đảm bảo thoát nước tốt để tránh nhiễm bẩn do phân và nước tiểu. Mỗi lần cho heo con bú và gom vào ổ úm, người nuôi phải quan sát kỹ tình trạng sức khỏe heo con, sự xuống sữa của nái và phát hiện sớm những con thiếu vú mẹ để ghép sang đàn khác. Nhiệt độ thích hợp đối với heo con trong giờ đầu là 360C, thời điểm heo con theo mẹ nên để trên 300C.

3. Tập ăn cho heo

Khi được 10 ngày tuổi, tập cho heo con ăn sớm để tránh khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ trong tuần tuổi thứ tư (sữa mẹ giảm sau tuần thứ 3). Việc tập ăn giúp cho heo con biết ăn sớm. Thức ăn tập ăn có thể không cần chứa nhiều hàm lượng protein nhưng phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Người nuôi thường sử dụng các loại tấm, bắp, đậu nành rang xay hoặc nấu chín, có mùi thơm. Đầu tiên sẽ nhét vào miệng heo con vài lần cho quen và luôn luôn để thức ăn tập ăn vào ổ úm hay máng bán tự động, heo con sẽ tự do liếm láp. Thời điểm heo con bắt đầu ăn mạnh thì thay thế dần bằng thức ăn hỗn hợp.

Tránh dùng thức ăn ẩm mốc, đối với thức ăn nấu hoặc ẩm thì cho ăn theo bữa ăn, phần dư thừa phải được lấy đi để tránh sự lên men chua và thối. Nếu có điều kiện, cho ăn thêm thức ăn xanh càng tốt, nhưng phải rửa thật sạch để tránh nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Một số thức ăn dạng bột có thể hòa lỏng cho heo con ăn. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với heo con chưa có răng để nhai thức ăn viên trong 10 - 15 ngày tuổi.

Mặc dù sữa mẹ có chứa nhiều nước, nhưng cũng cần có núm uống cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho heo con.

4. Quản lý, chăm sóc

Heo con khi được sinh ra đã có một cặp răng sữa “sắc nét”. Trong lúc bú mẹ, heo con dùng răng cắn làm đau núm vú heo nái, tệ hơn, khi bị con cắn, heo mẹ bị đau sẽ tự vệ và không cho con bú hay không thể tiết sữa nữa gây khó khăn cho người nuôi. Bởi vậy, cần tiến hành bấm răng nanh cho heo. Dùng kìm cắt răng hay bấm móng tay đặt ở giữa theo vị trí chiều dài răng, bấm dứt khoát 1 lần.

Khi heo được 3 ngày tuổi, tiến hành tiêm chất sắt (khoảng 1 ml chế phẩm chứa 100 mg Fe3+/con) và tiêm lặp lại lần hai cách 10 ngày sau. Do nguồn cung cấp chất sắt (thành phần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo con cần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu máu.

Đối với heo đực không làm giống, cần thiến khi được 7 ngày tuổi. Lúc này dịch hoàn còn nhỏ, vết mổ nhỏ nên sẽ mau lành.

Heo con có tập quán liếm phân, nhất là ăn phân nái mẹ. Do đó, cần vệ sinh chuồng kỹ, tránh đọng chất bẩn, phân, thức ăn hư mốc ở các hốc ngách, góc tường là cần thiết. Các loại chuồng bằng sắt nếu không vệ sinh kỹ cũng bị nhiễm bẩn, sét rỉ, heo con cắn gặm dễ bị nhiễm trùng.

Trong tháng đầu heo con không cần tắm. Thời điểm trời nóng oi bức có thể tắm heo lúc 3 - 4 tuần tuổi vào trưa. Trường hợp cần tắm cho nái để chúng tiết sữa nhiều thì cần chú ý tránh làm ẩm ướt chuồng và heo con, nếu không heo sẽ dễ bị lạnh và rối loạn tiêu hóa.

Cần phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa để có biện pháp can thiệp kịp thời, giảm bớt tổn thất.

5. Cai sữa cho heo

Trước khi cai sữa cho heo con phải giảm dần dần số lần bú mẹ, ít nhất trước 3 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên heo mẹ và heo con bị tiêu chảy. Tập heo con tách mẹ và tăng dần thời gian cho đến khi tách hẳn. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban đêm. Khi tách mẹ nên giữ heo con lại trong chuồng, chỉ chuyển heo nái sang chuồng nái khô chờ phối.

Cai sữa heo con nên thực hiện vào lúc trên 21 ngày tuổi. Khi cai sữa, heo con cần giảm bớt khẩu phần thức ăn khoảng 10 - 20% để chống strees, giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát. Có thể pha thêm kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng một số bệnh về đường ruột và hô hấp trong vòng 3 - 5 ngày. Cung cấp nhiều nước uống cho heo con giai đoạn này vì việc chuyển đổi đột ngột từ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ có nhiều nước sang nguồn dinh dưỡng là thức ăn khô.


8450-ntm.002419_quan-ly-heo-moi-sinh.pdf