Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 704 |
Tổng truy cập : | 563,312 |
Trồng trọt
Quản lý và chăm sóc mía
Giới thiệu lợi ích của mía gốc. Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác và quản lý mía lưu gốc
1. Lợi ích của mía gốc:
Mía gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ 15-30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ đường đầu vụ ép.
- Mía gốc giảm 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào gốc, làm đất, đánh rãnh, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5-6 tấn giống/ha).
- Mầm mía gốc mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía gốc cũng mọc nhanh và dày đặc, chịu ngập chịu hạn tốt hơn mía tơ.
- Mía gốc có nhiều mầm (1 khóm khoảng 60 mầm), do đó khả năng tăng số cây hữu hiệu trên một đơn vị diện tích rất lớn, các mầm nằm sâu trong đất có sức sống cao; mầm mía gốc to hơn mầm mía tơ nhiều lần.
2. Một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác, quản lý vụ mía lưu gốc:
- Ruộng mía tơ để gốc vụ sau cần bón thúc vào cuối vụ trước khi thu hoạch 2-3 tháng (kinh nghiệm Trung Quốc: cuối vụ bón 170kg sunfat đạm/ha sẽ tăng năng suất vụ mía gốc lên 12% so với đối chứng).
- Bảo đảm đủ ẩm.
- Khi thu hoạch mía tơ nên giữ lại những mầm Thu và Đông (những cây vô hiệu) cho tới khi xử lý gốc.
- Các ruộng mía tơ bị mất khoảng nhiều (20%), bị sâu bệnh hại thì không nên để lưu gốc. Ruộng để gốc nên chọn đất thịt pha cát hoặc sét, tốt hơn đất cát.
- Thu hoạch đúng lúc và đúng kỹ thuật.
Thời vụ để gốc thích hợp là vào tháng 2 đến tháng 3.
- Khi thu hoạch chặt thấp, để lại gốc mía 10-15cm là thích hợp. Vết chặt cần phẳng, không làm dập vỡ gốc mía.
Công việc xử lý
+ Dọn sạch ruộng, phá vồng, cuốc bón phân, vun trải luống. Dùng dao sắc bạt thấp những gốc mía còn cao, những cây chết và những mầm măng còn để lại.
+ Phá vồng bằng cách cày xả 2 bên luống làm đứt các rễ mía già, cách gốc 20-30cm. Sau khi đất ải thì bón phân lót và vun trả gốc. Nếu đất ẩm có thể đợi mầm mọc đều mới bón phân và vun gốc. Trường hợp khô hạn hoặc rét cần bón phân vun gốc ngay và tưới cho đất đủ ẩm.
+ Các công việc chăm sóc khác làm đủ như đối với mía tơ, song cần sớm hơn vì mía gốc sinh trưởng nhanh hơn. Cần dặm sớm, chỗ mất khoảng.
+ Lượng phân bón cho mía gốc phải nhiều hơn mía tơ 15-20%. Bón phân sớm và càng sâu càng tốt. Nếu có điều kiện cày sâu thì bón 50%, bón thúc lúc mía có 4-5 lá 50% còn lại.
+ Vun gốc cao để chống đổ là biện pháp quan trọng trong kỹ thuật thâm canh mía gốc. Phải vun cao vồng, tròn đỉnh, kín cổ khi mía vừa bước vào thời kỳ vươn lóng.
83515-ntm.01077_cham-soc-mia-goc.pdf