Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 669
Tổng truy cập : 563,245

Trồng trọt

Qui trình sản xuất giống lúa thơm đặc sản

Hướng dẫn quy trình sản xuất giống lúa thơm đặc sản gồm các nước: làm mạ, làm đất, bón phân và chăm sóc, phòng trừ cỏ dại hại lúa


1. Làm mạ:

Chuẩn bị líp gieo mạ rộng 1,5-2m, có rãnh thoát nước để dễ chăm sóc. Lượng giống cần gieo để đủ cấy cho 1ha là 30- 40kg, gieo thưa đều trên líp mạ. Do thời gian sinh trưởng của mạ dài nên cần bón phân cho mạ đủ sức sinh trưởng. Cần bón lót khoảng 4kg phân lân Văn Điển + 4kg ure + 4kg kali cho 1 ha mạ ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo.

Nếu mạ sinh trưởng kém có thể bón thêm 2kg ure/ha trước khi nhổ cây khoảng 5-7 ngày. Tuổi mạ thích hợp từ 40-45 ngày. Để mạ già (trên 50 ngày), mạ vàng thân lá sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sinh trưởng và năng suất khi thu hoạch. Thông thường để mạ qua một đêm sau mới cấy sẽ nhanh chóng bén rễ hồi xanh. Nên ngâm rễ mạ trong dung dịch lân hoặc phân vi lượng qua đêm để tăng năng suất và chất lượng gạo.

 2. Làm đất: 

Sau khi tiến hành thu hoạch xong lúa vụ trước, tiến hành cày ngay trước khi cấy khoảng 5-10 ngày, tiến hành trục đất 1-2 lần, khi trục cần trang phẳng ruộng để dễ điều khiển nước. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, phát sạch cỏ dại để tiêu diệt nơi ẩn trú của sâu bệnh. Kỹ thuật cấy ruộng cấy nên có mực nước săm sắp 3-5cm, nên cấy 2-3 tép/bụi với khoảng cách 25x25cm. Chú ý cấy nhẹ tay, thẳng hàng để lúa phát triển tốt, dễ chăm sóc.

3. Bón phân và chăm sóc: 

Trong quy trình canh tác rất cần bón phân hữu cơ, vi lượng để duy trì và tăng cường tính thơm của lúa.

Đợt 1 bón lót (trước trục lần cuối): 400kg phân hữu cơ + 300kg super lân + 50kg ure + 25kg kali;

Đợt 2 bón thúc (12 ngày sau cấy): 40kg ure; đợt 3 bón nuôi đòng: 40kg ure + 25kg kali.

Khi bón phân (đặc biệt đợt 3) phải chú ý: căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của ruộng lúa, ruộng xấu có thể bón sớm vài ngày, ruộng quá tốt có thể lui thời gian bón lại từ 3-5 ngày. Trời âm u lui lại 3-5 ngày. Trong ruộng lúa chỗ tốt cần bón thêm kali giảm lượng đạm, chỗ xấu gò cao cần bón thêm ure để đảm bảo dinh dưỡng nuôi đòng. Khi có sâu bệnh, cần diệt trừ trước mới bón phân.

4. Phòng trừ cỏ dại:

Bằng các loại thuốc Sirius, Sofit,... theo khuyến cáo, cần tiến hành làm cỏ tay sau các đợt bón phân sẽ có tác dụng vùi đạm và các chất hữu cơ vào đất. Phòng trừ sâu bệnh. Các giống lúa thơm đặc sản dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại như rầy nâu, đục thân, cháy lá, vàng lùn,... vì vậy cần thường xuyên theo dõi để phát hiện nhằm có biện pháp phòng trừ kịp thời. Ruộng thừa đạm, thiếu lân, kali làm cây lúa phát triển rậm rạp, mềm yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công gây hại. Thu hoạch Nếu có điều kiện có thể tháo cạn nước trước khi thu hoạch từ 5-10 ngày, khi lúa đã vào chắc, đỏ đuôi. Thu hoạch ở thời điểm 85-90% độ chín, các hạt đầu bông chín vàng, các hạt trong cây con xanh nhưng đã no là được. Thu hoạch ở giai đoạn này sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt, đạt độ thơm tốt nhất.

 


8393-ntm.01070_san-xuat-giong-lua-thom.pdf