Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1680 |
Tổng truy cập : | 559,030 |
Trồng trọt
Quy trình kỹ thuật canh tác cây mè (cây vừng)
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật canh tác cây mè để đạt được năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
Quy trình kỹ thuật canh tác cây mè (cây vừng)
1. Làm đất:
Đất trồng mè phải có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, không bị úng. Cày sâu 15 – 20cm, bừa kỹ nhiều lượt và sạch cỏ dại.
Những khu đất trồng mè khó thoát nước nên lên luống cao 15 – 20cm, rộng 1,2 – 1,5m (kích thước luống tùy vào địa hình đất đai, có thể làm rộng hơn), rãnh rộng 20 – 30cm để tiện cho việc chăm sóc, tưới nước và thóat nước khi mưa. Cây mè không chịu được ngập úng, kể cả ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.
2. Thời vụ gieo trồng:
Mè có thể gieo trồng quanh năm để tranh thủ luân canh và tăng vụ nhưng phải bảo đảm tránh úng vào mùa mưa và đủ nước tưới vào mùa khô. Chú ý thời gian thu hoạch không trúng vào thời điểm mưa nhiều và kéo dài (mưa dằm) để thuận lợi cho việc phơi cây, đập lấy hạt, bảo quản.
- Vụ Hè thu trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4 – 5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6 – 7 dương lịch.
- Vụ Đông Xuân gieo từ tháng 12 – 1 dương lịch, thu họach tháng 2 – 3 dương lịch, vụ nà cho năng suất cao nhất trong năm, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, thuận lợi cho thu họach và phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc.
3. Kỹ thuật gieo trồng và xử lý hạt giống:
- Lượng giống gieo cho 1 ha: 4 – 6kg
- Phương pháp gieo mè:
+ Gieo đều: Muốn gieo đều ta phải trộn hạt giống với đất bột hoặc cát khô để gieo, nên gieo làm hai lần, lần đi và lần lại thì mới đều. Gieo xong bừa lấp hạt sâu từ 3 – 4cm.
+ Trước lúc gieo ta nên xử lý giống bằng nước ấm 53oC ngâm hạt 15 phút xong đem để ráo nước trộn với tro hoặc đất cát để gieo. Cũng có thể xử lý bằng dung dịch CuSO4 với nồng độ 0,5% ngâm hạt 30 phút xong vớt ra rửa sạch đem để ráo trộn cát, đất bột để gieo.
+ Gieo hàng hoặc gieo vãi tùy thuộc vào tập quán của từng địa phương để có phương pháp gieo phù hợp.
4. Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha:
- 2 – 3 tấn phân chuồng hoặc 1 tấn phân vi sinh và 200 – 300 kg vôi
- 140 – 200 kg Ure + 275 – 375 kg Super lân + 80 – 120 kg KCl.
Nếu dùng NPK (20-20-15) 400 – 500kg tương đương (80kg N, 80 kg P2O5, 60 kg K2O).
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và super Lân + 1/3 Ure + 1/3 KCl (hay bón lót 150 – 200 kg phân NPK).
+ Bón thúc: Lượng phân vô cơ còn lại chia làm 2 lần bón vào thời điểm 15 và 25 ngày sau gieo (cũng có thể bón 1 lần vào 20 ngày sau gieo), kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc.
5. Tưới nước và tiêu nước:
- Mè không chịu được ngập úng, nên tưới bằng vòi hoa sen để cây không đổ ngã hoặc có thể tưới theo rãnh trồng, tránh để đọng nước quá lâu. Nếu mưa lớn gây ngập úng thì nhanh chóng khơi rãnh thoát nước.
- Trồng mè vụ Đông xuân cần tưới nước đều đặn và tuyệt đối không để thiếu nước khi cây đang ra hoa, sẽ làm giảm năng suất.
6. Phòng trừ cỏ dại:
- Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành làm cỏ kết hợp bón phân thúc. Đây là lần làm cỏ quyết định. Mè rất sợ cỏ át, đồng thời trồng dặm cây tránh sự cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau.
- Lần 2: Khi cây có 6 – 7 lá tiến hành làm cỏ lần 2 và cũng bón thúc lần 2, tỉa cây ổn định về mật độ. Kết hợp làm cỏ, xới xáo, có thể phun thêm phân qua lá để giúp cây khỏe.
Trong quá trình làm cỏ bón phân ta tỉa dặm đảm bảo khi thu họach mật độ lý tưởng khỏang 50 – 70 cây/m2. Dùng công cụ làm cỏ (xe đẩy cỏ), nên khống chế sạch cỏ trong giai đoạn đầu, từ khi mọc đến ra hoa và khép tán kín.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu hại: sâu hại mè chủ yếu là sâu gai, sâu xám, rệp, sâu đục thân và bọ xít có thể dùng một số loại thuốc thông dụng hiện nay trên thị trường như: Hopsan, Bassa, Trebon để phòng trị.
- Bệnh hại: Một số bệnh thường gặp:
+ Bệnh héo tươi: Do nấm Fusarium sesami gây ra, nấm này thường làm chết cây con. Do đó cần phải xử lý hạt giống bằng thuốc trước khi gieo, nếu trị bệnh dùng Copper-B, Alittle để trị.
+ Bệnh đốm phấn: Do nấm Oidium sp tấn công, bệnh lan truyền rất nhanh. Phòng trị bệnh bằng Ridomil,…
+ Bệnh khảm: Bệnh thường gặp khi trồng mè, do rầy xanh truyền virus gây xoắn lá. Do đó chú ý phòng trừ rầy và thường xuyên kiểm tra, vệ sinh đồng ruộng.
Chú ý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách).
8. Thu hoạch:
- Khi cây đã có 3/4 số lá vàng ta có thể thu họach được. Nếu thu hoạch trong mùa mưa thì cần chuẩn bị bạt phủ để tránh ướt cho mè khi phơi.
- Dùng liềm cắt và bó thành từng bó có đường kính từ 10 – 15cm, rồi dựng đứng các bó thân mè trên các nền có trải bạt ngoài nắng vào ban ngày và đậy lại vào ban đêm để tránh sương và mưa gây mốc hạt. Sau 3 – 5 ngày, đậy lấp hạt, sàng sẩy sạch và phơi thêm 2 – 3 nắng cho thật khô rồi cất trữ, bảo quản. Không nên để cây thành đống sau thu họach, khi gặp trời mưa, quả sẽ thối đen và hạt dễ bị lép.
71720-ntm.003151_quy-trinh-ky-thuat-canh-tac-cay-me-cay-vung.pdf