Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 183 |
Tổng truy cập : | 561,837 |
Trồng trọt
Quy trình kỹ thuật sản xuất súp lơ xanh an toàn
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất súp lơ xanh : thời vụ gieo trồng; giống; vườn ươm, làm đất và trồng cây, tưới nước và chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch. Đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật: chất lượng sản phẩm, đất trồng và nước tưới.
1.1. Thời vụ gieo trồng:
- Vụ sớm gieo từ tháng 7 -8, trồng tháng 8 – 9; Chính vụ gieo từ tháng 9-10, trồng tháng 10 -11; Vụ muộn gieo từ tháng 12, trồng tháng 1 -2 năm sau.
1.2. Giống
- Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước
- Lượng giống: Hạt giống cần từ 550 - 700g/ha, cây con cần từ 45.000 - 50.000 cây/ha (1.600 -1.800 cây/sào).
1.3. Vườn ươm:
Làm đất kỹ, bón lót từ 200- 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, super lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ. Luống đánh rộng 80 -100 cm, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống, sau đó gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và tưới đẫm. Sau gieo tưới 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày,khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 ngày tuới một lần).Tỉa bớt cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh (chú ý không tưới đạm urê). Khi cây được 5-6 lá thật thì đem nhổ trồng.
1.4. Làm đất, trồng cây
1.4.1. Kỹ thuật làm đất
- Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9 - 1,0 m (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).
1.4.2. Trồngcây
- Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.
- Trồng cây 2 hàng/luống với khoảng cách 40 x 50 cm. Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.
1.5. Tưới nước và chăm sóc
- Sau khi trồng, mỗi ngày tưới đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh, 2 -3 ngày tưới một lần; có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.
- Nếu có điều kiện nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.
- Che đậy hoa: Che hoa là một biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ hoa, hạn chế bệnh. Sau trồng 40 - 50 ngày (giai đoạn nụ hoa có đường kính 4 - 5cm ) có thể bẻ lá để che hoa.
1.6. Phân bón
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
Lượng bón và phương pháp bón như sau:
Loại phân |
Lượng bón |
Bón lót (%) |
Bón thúc (%) |
Ghi chú |
|||
Kg/ha |
Kg/sào |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
|||
Phân gà ủ hoai |
8.400 – 11.200 |
300 - 400 |
100 |
- |
- |
- |
- Thời gian bón thúc lần 1: Bén rễ hồi xanh. - Thời gian bón thúc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày. - Thời gian bón thúc lần 3: Trước khi cây ra hoa.. - Phân N.P.K Lâm Thao: Tỷ lệ 5:10:3 |
Phân hữu cơ vi sinh |
1.200 |
40 |
50 |
- |
50 |
- |
|
Đạm urê |
140-170 |
5-6 |
- |
20 |
40 |
40 |
|
Super lân |
280-340 |
10-12 |
50 |
50 |
- |
- |
|
Kali sulfat |
90-110 |
3-4 |
100 |
- |
- |
- |
|
NPK Lâm Thao |
840-980 |
30-35 |
20 |
20 |
30 |
30 |
Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.
1.7. Phòng trừ sâu bệnh
1.7.1. Biện pháp canh tác, thủ công, sinhhọc:
- Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
- Dùng biện pháp thủ công:ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.
- Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.
1.7.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.
a. Xử lý cây giống trước khi trồng:
Nên xử lý cây giống bằng cách phun thuốc hóa học có hiệu lực cao, kéo dài (Regent800WG, Rambo 800 WG, Match 050EC ...) lên cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ trồng từ 2-3 ngày để hạn chế sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội…
b. Giai đoạn đầu vụ (sau trồng - trải lá bàng):
- Cần chú ý các đối tượng: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh ... Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các giai đoạn sau.
- Sử dụng thuốc BVTV mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
+ Sâu tơ: Mật độ 7 - 10con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2 con/m2xử lý các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC); xử lý các loại thuốc có hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC).
+ Rệp muội: > 20% cây bịcấp 1- 2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid(Confidor 100SL, Conphai 100SL,...), hoạt chất Fipronil (Tango 800WG, Rambo 800WG, ...)
+ Bọ nhảy: Mật độ 15 - 20con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan 95WP, Shachong shuang 95WP ...)
+ Bệnh thối gốc, thối lá:>15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 35WP); hoạt chất Validamycin(Validacin 5L, Vida 3SC, Valivithaco 3SC…)
c. Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng - nụ nhỏ):
- Chú ý các đối tượng: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang.
- Sử dụng các loại thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao như: Sâu tơ >30 con/m2;sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 con/m2 xử lý thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate (Angun 5WDG, Sausto1.0EC, Silsau super 1.9EC, Susupes 1.9EC ... ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC …).
d. Giai đoạn cuối vụ (15- 20 ngày trước thu hoạch):
- Chú ý các đối tượng: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh thối hoa.
- Khi mật độ sâu cao (sâu tơ > 60 con/m2; sâu xanh, sâu khoang: > 5con/m2) xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Faini 0.3SL, Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, ..), thuốc sinh học Bt(Delfin WG, Crymax 35WP, Kuraba WP,…) và các loại thuốc nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ.
- Đối với bệnh thối lá, hoa lơ khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 5% xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acrylic acid 4 % + Carvacrol 1 % (Som 5DD), hoạt chất Ningnanmycin (Kozuma 3SL, Somec 2SL ...), hoạt chất Streptomycin sulfate (Stepguard 100SP, Poner 40SP…), hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Vida 3SC, Valivithaco 3SC…)
Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
1.8. Thu hoạch.
Khi tuổi hoa lơ được 15 -20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Chú ý không rửa, đưa vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.
92013-ky-thuat-trong-sup-lo-xanh.pdf