Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2301
Tổng truy cập : 560,634

Nuôi trồng thủy, hải sản

Quy trình nuôi ốc hương

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi ốc hương năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho bà con nông dân


1. Chuẩn bị ao nuôi:

Nguồn nước biển nuôi ốc hương cần trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước sinh hoạt và nước ngọt vào mùa mưa. Độ mặn của nước biển ổn định từ 25-35‰, pH từ 7,5-8,5, nhiệt độ từ 26-300C. Chất đáy là cát hoặc cát pha san hô, ít bùn.

Trước khi nuôi tiến hành bơm cạn nước, vét bùn đáy, phơi khô, bón vôi để khử phèn nâng pH đáy với liều lượng từ 100-300 kg/1.000 m2, sau đó đổ lớp cát mới từ 7 - 10 cm. Nước lấy vào cần được lọc kỹ nhằm tránh cá dữ và địch hại vào ao. Độ sâu ao từ 0,8-1,5m nước, có lưới chắn xung quanh mép nước để tránh ốc bò ra.

2. Thả giống và mật độ thả:

Cỡ giống tối thiểu đạt 10.000 - 15.000 con/kg trở lên.

Thả với mật độ : 300-500 con/m2.

3. Cho ăn:

Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ, tôm biển băm nhỏ, với khối lượng bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi, ngày cho ăn một lần vào chiều tối. Cứ 3 ngày cho ăn liên tiếp thì nghỉ 1 ngày, cho ăn vào buổi chiều vì tập tính của chúng là ăn đêm.

4. Chăm sóc:

 Ở tháng nuôi đầu, cho ốc ăn tôm biển băm nhỏ, ốc sẽ lớn nhanh hơn. Nếu dùng cá tạp cũng băm nhỏ. Với những loại có vỏ cần đập vỡ vỏ trước khi cho ăn hoặc dùng máy xay nhỏ.

Hàng ngày phải thay 80-100% lượng nước trong ao theo thủy triều hoặc bơm cấp và thường xuyên quạt nước để cung cấp đủ oxy. Thay nước thường xuyên sẽ tạo môi trường sạch sẽ giúp ốc lớn nhanh, hạn chế bệnh gây ra cho ốc hương.

Hằng ngày, kiểm tra ốc nuôi, vệ sinh lưới ngăn ốc và nền đáy. Đồng thời, dùng vợt rộng hình chữ nhật vớt sạch vỏ tôm, ghẹ, xương cá sau khi cho ăn 3 giờ.

5. Thu hoạch:

Sau thời gian nuôi 5-6 tháng, ốc đạt kích cỡ thương phẩm từ 120-150 con/kg, có thể tiến hành thu hoạch. Thu hoạch bằng cách tháo cạn nước trong ao sau đó nhặt bắt bằng tay hoặc dùng cào hoặc dùng máy thu hoạch.

Ốc có tập tính chui sâu xuống đáy vì vậy cần thu hoạch kỹ, tránh để sót. Sau khi thu hoạch chuyển ốc vào giai hoặc trong bể từ 1-2 ngày cho sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

6. Nguyên nhân ốc chết:

Trong quá trình nuôi, có thể xảy ra trường hợp ốc bị chết. Ốc chết có dấu hiệu ốc kém ăn dần, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang đã phát hiện một số loại trùng lông, tên khoa học là Ciliophora, có trên các mẫu ốc bệnh với cường độ cảm nhiễm cao và gặp hầu hết ở các mẫu phân tích. Theo kết quả nghiên cứu, trùng lông đã tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm đồng lọt tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết. Vi khuẩn, nấm và trùng lông là những tác nhân gây bệnh, làm cho ốc hương chết hàng loạt ở nhiều nơi trong thời gian qua.

Nguyên nhân trùng lông phát triển mạnh là do các chất hữu cơ trong vùng nuôi ốc giàu lên. Theo kết quả nghiên cứu, vật chất hữu cơ tại vùng nuôi ốc hương trong thời gian qua giàu lên là do: Thức ăn dư thừa trong các ao nuôi theo nước thải ra ngoài; Vào thời điểm mùa mưa nên vật chất hữu cơ từ đất liền chảy xuống; Lượng ốc hương chết không được vớt lên; Nguồn nước thải ra từ các ao có ốc bệnh lây sang các ao khác qua con đường lấy nước theo thủy triều hoặc bơm cấp nước hằng ngày.

Hiện nay, các phương pháp trị bệnh cho ốc hương chưa mang lại hiệu quả thiết thực, do vậy chỉ có phòng bệnh là chủ yếu.

7. Biện pháp phòng bệnh cho ốc hương:

Trong quá trình nuôi ốc hương, cần chú ý những khâu sau:

Thả giống đúng kích cỡ, theo khuyến cáo, kích cỡ giống tối thiểu đạt 10.000 - 15.000 con/kg; mật độ thả thích hợp 300 – 500 con/m2, không nên thả giống còn quá nhỏ và chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, oxy hòa tan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ốc phát triển, đặc biệt chú ý đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn.

Khi ốc có biểu hiện kém ăn và chết rải rác, cần nhặt hay sàng lọc số ốc này, không nên vứt bừa bãi ở khu vực nuôi sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước trong vùng nuôi.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh lưới ngăn, nền đáy trong suốt quá trình nuôi. Sau mỗi đợt nuôi cần cải tạo kỹ nền đáy. Định kỳ sử dụng vôi bột với liều lượng 50 – 100 kg/1.000m2 để cải thiện chất lượng nước ao trong lúc nuôi.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên đưa xuống ao các chế phẩm sinh học như EM, vi sinh,… để hạn chế ô nhiễm nước ao nuôi.

Ngoài ra nên bổ sung một số loại vitamin C, B1,… vào trong thức ăn để giúp ốc sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.

Kiểm tra đáy ao, nếu cát có màu đen, mùi hôi cần chuyển ốc sang ao khác và tiến hành vệ sinh ao rồi tiếp tục nuôi.

Nên nuôi ghép với một số đối tượng khác, vừa tận dụng diện tích mặt nước, tăng thêm thu nhập, vừa để xử lý, cải thiện môi trường nước ao nuôi. Các đối tượng có thể nuôi ghép với ốc hương như cá dìa, rong câu, rong 


43328-ntm.002502_ky-thuat-nuoi-oc-huong.pdf

Đỗ Kim Tâm