Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 866
Tổng truy cập : 563,703

Trồng trọt

Quy trình thay đất thay chậu cho cây cảnh

Hướng dẫn quy trình thay đất và thay chậu cho cây cảnh: chọn đất trồng lí tưởng cho cây trồng, sàng lọc đất hoặc phối trộn đất cho phù hợp, chọn chậu cây trồng đảm bảo cho cây sinh trưởng và tăng mỹ thuật của cây, chọn vị trí đặt chậu,..


Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh có hiện tượng xuống sức, không còn tươi tắn, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Để thay đất thay chậu cho cây cần chọn đất trồng, chọn chậu và chọn nơi đặt chậu phù hợp để giúp cây phát triển và mang lại giá trị.

1. Chọn đất trồng

Đất lý tưởng cho cây cảnh phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Như:

- Đất thịt: hạt đất thô, cứng, khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt.

- Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa, hạt đất cứng thường được trộn với đất thịt để trồng các cây không thay lá.

- Đất thịt đen: Màu nâu đen, hạt đất cứng, pha trộn với đất thịt đỏ để trồng.

- Đất sét nhẹ pha cát: Màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt.

- Đất dành cho cây cảnh là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, Bonsai. Loại đất thích hợp nhất cho cây cảnh là đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, phải xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh.  Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh.

Cách 1: Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau. Đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên.

Cách 2: Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh để đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt.

2. Thay chậu

- Chọn chậu trồng cây

Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu.

- Chậu chứa chất để đảm bảo cho cây sinh trưởng và tăng mỹ thuật của cây.

Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp.

- Các kiểu chậu: rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, lục lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: Sành, sứ, gốm,xi măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều màu.

- Nguyên tắc chọn chậu

+ Dựa vào màu men: Không dùng chậu có màu men có màu của hoa hay quả. Đối với hoa trắng vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu. Đối với hoa đỏ, tím: Dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. Đối với da màu của lá cũng tương tự như vậy.

+ Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, cây cao thì dùng chậu thấp. Hạn chế dần các chậu quá sâu. Để trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng.

Cần chú ý không để các đầu rễ to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu rễ sẽ trơ ra. Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng cho cây.

- Nơi đặt chậu cảnh Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có.

Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng.

Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu.

Giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì dễ chăm sóc, quản lý , thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu.

Khi đã có chậu và đất chuẩn bị thêm một bình xịt nước bằng tay để giữ ẩm cho rễ khi làm việc. Dùng kéo cắt bớt rễ lớn cách gốc khoảng cách vừa phải. Cắt bớt để phần rễ còn lại vừa chậu xung quanh sạch gọn.

Cho đất mới vào chậu, đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng, tưới đủ nước để đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô cũng không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này.


42948-ntm.01141_thay-dat-thay-chau-cho-cay-canh.pdf