Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 617 |
Tổng truy cập : | 563,103 |
Trồng trọt
Quy trình trồng rau muống nước an toàn
Hướng dẫn quy trình trồng rau muống an toàn: chọn giống, xác định thời vụ, cách trồng, bón phân, biện pháp phòng trừ, thu hoạch.
1. Giống
Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.
- Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch hoặc trồng bằng hạt.
- Chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng
2. Thời vụ
Rau muống có thể trồng quanh năm trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.
3. Cách trồng
- Chuẩn bị đất như đất trồng lúa.
- Trồng bằng hạt:
Sau khi gieo hạt giống nảy mầm, cây con lớn có 4 - 5 lá tiến hành nhổ đem ra ruộng nước cấy. Chú ý cấy cây với khoảng cách giữa các hàng và các cây cách nhau từ 10 - 15 cm.
- Trồng bằng nhánh:
Chuẩn bị những cành rau muống dài khoảng 20 - 25 cm, nhánh rau phải chắc khỏe, có nhiều đốt và rễ.
Nhóm 2 - 3 nhánh rồi cấy xuống 1 khóm, cấy thành hàng thẳng khoảng cách mỗi hàng và mỗi khóm cách nhau 15 cm.
Chú ý cấy sâu nhánh rau xuống đất, chừa lại 2 - 3 đốt trên mặt nước để cây đâm nhánh ra cây mới. Nên tiến hành trồng rau vào buổi chiều mát.
4. Bón phân (tính cho 1000 m2)
Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:
- Bón lót: phân chuồng hoai 1,5 - 2 tấn, super lân 10 - 15 kg, kali 3 - 4 kg.
- Bón thúc: thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15 - 20 kg urê.
Lưu ý không bón quá nhiều urê, cần bón urê lần cuối vào trước khi thu hoạch ít nhất một tuần.
Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Dịch hại chính trên rau muống là: Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng…
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Biện pháp che phủ bạt nilon trong mùa mưa, bón phân cân đối giúp hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả.
- Đối với ốc bươu vàng: gây hại nhiều ở ruộng rau muống nước, để phòng trị ốc bươu vàng thì cần chú ý làm sạch cỏ ở ruộng rau để tạo thông thoáng. Khi phát hiện ốc thì cần phải bắt ốc và phá ổ trứng để tiêu diệt ngay. Nếu mật độ ốc bươu vàng gây hại nặng thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc Kit-super 700 WP, Helix 500 WP, Dibonin super 5 WP, Ovanda 37 GR…
- Đối với sâu khoang: dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ Bt ( Bacillus thuringiensis ) như Aztron DF 35000 DMBU, Delfin WG (32BIU), Amatic, Pethian (4000 IU) SC hoặc chế phẩm sinh học chiết suất từ cây khổ sâm như Agri-one 1SL, Sokupi 0.36SL, 0.5SL…
- Đối với rầy xám: dùng Actara 2.5WG, Plutel 0.9EC, Vinup 40EC, Sudoku 58EC…
- Đối với bệnh gỉ trắng : sử dụng các loại thuốc như Score 250EC, Dithane M-45 80WP, Dizeb-M45 80WP, Diboxylin 2SL...
- Đối với tuyến trùng: Sử dụng các loại thuốc như Stop 5SL, Tramy 2SL, Geno 2005…
Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không dùng các loại thuốc cấm, nhớt cặn trên rau muống
6. Thu hoạch
Rau muống cho thu hoạch trong vòng 4 - 5 tuần sau khi trồng, có thể cho thu hoạch được 5 - 6 đợt. Khi thu hoạch rau thì nên để lại từ 2 - 3 đốt cách trên mặt nước để cây ra nhánh.
Sau 1 tuần thu hoạch thì tiếp tục bón phân để kích thích rau mọc cành mới.
61750-ntm.002510_quy-trinh-trong-rau-muong-nuoc-an-toan.pdf