Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2119
Tổng truy cập : 560,340

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Rau muống biển và những công dụng chữa bệnh

Bài viết giới thiệu đặc tính của rau muống biển và chia sẻ cộng dụng chữ trị những bệnh viêm và rối loạn tiêu hóa có tác dụng trừ tê thấp, phù thũng, chân tay đau nhức, mỏi.


1. Đặc tính của rau muống biển

Muống biển còn được gọi là cỏ chân dê, mã an đằng, nhị diệp hồng thự …là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm, họ Khoai lang – họ Convolvulaceae.

Là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, mọc bò lan trên mặt đất, cây bò đến đâu, rễ mọc đến đấy. Hạt được phát tán trôi theo dòng nước và không bị ảnh hưởng bởi nước biển mặn, mọc trên các bãi biển và các cồn cát trên bờ biển.
Ở nước ta, muống biển mọc hoang khắp ven biển dọc theo các bờ biển ở bãi cát ven biển và bãi cát cố định. Mọc nhiều ở các bờ biển Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), Vũng Tàu (BR- VT), Nha Trang (Khánh Hòa), Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng...

Muống biển thân đặc màu tím thường ở các đốt của thân cũng giống như thân rau muống ăn, có 2 đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia.

Lá mọc so le gần như hình vuông, phía cuống hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4-6 cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu.

Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Hoa to hình chuông, cũng giống hoa rau muống, có màu hồng, màu trắng và tím. Quả nang hình cầu, đường kính 2cm, 4 buồng, chứa 4 hạt đen tròn, 6 đến 10 mm bao phủ bởi lớp lông nằm, đẹp, màu hung.

2. Tác dụng chữa bệnh của cây muống biển

Thu hái toàn cây quanh năm dùng để làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Theo kinh nghiệm dân gian thì muống biển chữa trị những bệnh viêm và rối loạn tiêu hóa có tác dụng trừ tê thấp, phù thũng, chân tay đau nhức, mỏi. Thấp khớp tạng khớp, khớp xương đau nhức, tiêu viêm, mụn nhọt và viêm mủ da.

- Trị chảy máu, hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết (đi cầu thường bị ra máu) hái lá non nấu cháo ăn vài lần là khỏi. Lợi tiêu hoá và nhuận tràng, dịch lá lợi tiểu thông tiểu tiện, được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, chữa thuỷ thũng, đau bụng, ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

- Lá tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ hay rắn cắn, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa biển có thể lấy một nắm rau muống biển giã nát hoặc nhai đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.

- Chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Dùng muống biển 45g, sắc với nước và rượu (nửa nước nửa rượu), chia 2-4 lần uống trong ngày. Hoặc dùng muống biển 30g, cỏ xước 15g, sắc nước uống.

- Trĩ xuất huyết: Dùng muống biển tươi 30g, hầm với 300 - 500g lòng lợn, chia 2 lần ăn trong ngày; liên tục 10 ngày (một liệu trình), nếu chưa khỏi nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục một liệu trình khác.

- Chữa ung nhọt, viêm mủ da: Dùng muống biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ bị bệnh.

- Chàm (eczema): Dùng rễ muống biển 30g, sắc nước uống. Mặt khác, dùng lá muống biển tươi, sắc lấy nước rửa.

 


6592-ntm.002246_rau-muong-bien-va-nhung-cong-dung-chua-benh.pdf