Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 978
Tổng truy cập : 563,881

Trồng trọt

Sâu đục thân hai chấm và biện pháp phòng trừ

Giới thiệu đặc điểm sinh học của sâu đục thân hai chấm . Hướng dẫn các biện pháp hóa học, sinh học phòng trừ sấu đục thân hai chấm


Sâu đục thân hai chấm có tên khoa học là Tryporyza incertulas thuộc họ ngài sángPyralidae. Hàng năm ở miền Bắc nước ta sâu đục thân hai chấm phát sinh từ 6-7 lứa trong đó quan trọng nhất là lứa thứ 2 và 5 trùng với giai đoạn lúa trỗ. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa.

 

1. Đặc điểm của sâu đục thân hai chấm  

Ngài đực thân dài 8-9 mm, cánh trước màu vàng nhạt, mép ngoài cánh có 8-9 chấm nhỏ. Ngài cái thân dài 10-13 mm, cánh trước màu vàng nhạt có một chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.

Trứng đẻ theo ổ, hình bầu dục hơi gồ lên, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng. Sâu non có 5 tuổi, có màu trắng sữa. Nhộng vàng nhạt, nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, nhộng đực tới đốt bụng thứ 8.

Ngài thường vũ hóa về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Trưởng thành sau khi vũ hóa bắt cặp ngay. Sau khi giao phối đêm thứ 2 bắt đầu đẻ trứng, đẻ trong 2- 6 đêm, nhiều nhất là đêm thứ 2 và thứ 3. Khi lúa đang ở thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ vào đến phần nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo. Ở giai đoạn trỗ sâu đục qua lá bao của đòng cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng, gây ra hiện tượng bông bạc. Từ tuổi 3 sâu mới đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới và hoá nhộng ở trong gốc thân lúa dưới mặt đất từ 1-2 cm.

 Vòng đời của sâu đục thân phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện sinh thái ở từng vùng, quan trọng là điều kiện thức ăn.

 

2. Biện pháp phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu đục thân hai chấm bà con thực hiện theo các hướng dẫn sau:

- Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

- Bón phân cân đối, hợp lý

- Dùng các biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

 

- Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, những nơi có mật độ trên 1 ổ/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5  ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Regent 800WG, Gà nòi 95SP, Virtako 40WG, Sacophos 550EC,…

 

Bảng hướng dẫn sử dụng một số thuốc trừ sâu đục thân hai chấm

 

TT

 

Tên hoạt chất

 

(Tên thuốc)  

 

Liều lượng

Thời điểm

 

phun

1

 

Hoạt chất Cartap

(Gà nòi 95SP, Patox 95SP,...)

Pha 20g/ bình 12 lít, phun 2 bình sào

 

Sâu tuổi 1-2

2

Nhóm hoạt chất

Chlorantraniliprole + Thiamethoxam

 (Virtako 40WG

,...)

Pha 1,5g/ bình 12 lít, phun 2 bình/sào

 

Sâu tuổi 1-2

3

Nhóm hoạt chất

 

Abamectin+Alpha-cypermethrin+

 

Chlorpyrifos Ethyl

(Sacophos 550EC,…)

Pha 15ml/ bình 12-16 lít phun cho 1 sào

 

Sâu tuổi 1-2

 

 Lưu ý: Cần phun trừ đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất: 

+ Thời kỳ lúa chuẩn bị trỗ bông (trước trỗ 4-5 ngày)

+ Thời kỳ lúa trỗ bông được 5% số bông

 


3486-ntm.01185_sau-duc-than-hai-lua.pdf