Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 525
Tổng truy cập : 562,699

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Sẹo và các dạng thuốc điều trị

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc, và các loại hoạt chất điều trị các loại sẹo khác nhau: sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại


Sẹo là những mô sợi thay thế cho những mô da bị tổn thương. Các mô sợi này có cấu trúc là những sợi collagen, được tạo ra nhằm giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Hiện có nhiều dạng thuốc điều trị sẹo khá hiệu quả.

Sự hình thành sẹo là quá trình sinh học diễn ra một cách tự nhiên để làm lành các vết thương do tai nạn, bệnh tật, phẫu thuật… Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: độ sâu và kích thước của vết thương, vị trí vết thuơng, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền.

Củ nghệ có chứa curcumin là hoạt chất có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo

* Các loại sẹo:

Sẹo được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và mức độ tạo sợi collagen:

Sẹo lõm: sẹo có hình dạng lỗ trũng tròn thấp hơn bề mặt xung quanh. Sẹo hình thành khi quá trình làm lành vết thương bị phá vỡ, thường gặp ở dạng sẹo do mụn trứng cá hay thủy đậu.

Sẹo lồi: sẹo có màu đỏ, dày và lan rộng ra bề mặt xung quanh, có cảm giác nóng, đau khi sờ vào. Nguyên nhân gây ra sẹo lồi là do sự sản xuất quá mức sợi collagen và thời gian lành vết thương càng kéo dài càng có nguy cơ gây ra sẹo lồi. Với người chủng tộc da đen, các vết thương thường có khuynh hướng tạo thanh sẹo lồi.

Sẹo phì đại: sẹo có hình dạng khối u màu đỏ, tập trung nơi vết thương, không lan rộng ra bề mặt xung quanh. Sẹo được hình thành do sản xuất quá mức sợi collagen.

Ngoài ra còn có sẹo co cơ ở người bị bỏng, sẹo rạn da ở phụ nữ mang thai, sẹo mụn...

Sẹo có thể gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, dẫn đến mặc cảm tâm lý và với trường hợp nặng gây ra những khó khăn trong cử động, sinh hoạt.

* Thuốc điều trị sẹo:

Dạng thuốc dùng ngoài:

Các thuốc điều trị sẹo thường ở dạng gel hay kem thoa tại chỗ, trong thanh phần thường có chứa các hoạt chất sau:

- Hoạt chất chiết xuất từ cây hành tây (Allium cepae), thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.

- Heparin là chất chống đông máu, tăng cường sự tưới máu đến vết thương, nuôi dưỡng mô da bị tổn thương.

- Allatoin là chất tự nhiên có nhiều trong động vật và thực vật, có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lành, làm thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương.

- Aloe vera là hoạt chất chiết xuất từ cây lô hội, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.

- Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ (Curcuma longa), có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo.

- Trong  cây rau má (Centella asiatica) có chứa acid madecassic giúp làm lành vết thương, mờ sẹo.

Acid alpha hydroxyl có trong chanh, bưởi... có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, sẹo rạn da.

Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp dưỡng da mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo.

Dạng thuốc tiêm:

Dạng thuốc tiêm chứa steroid (triamcinolone) giúp giảm đau và ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo, cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị seọ lồi, sẹo quá phát, hoặc dạng thuốc tiêm chứa collagen với mục đích làm đầy vùng da tổn thương, được sử dụng trong điều trị sẹo lõm.

Bên cạnh việc dùng thuốc còn có nhiều phương pháp khác được các thầy thuốc lựa chọn như: băng ép, điều trị bằng laser, bào mòn da...


48136-ntm.001232_seo-va-cac-dang-thuoc-dieu-tri.pdf

DS Mai Xuân Dũng