Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 592 |
Tổng truy cập : | 563,017 |
Trồng trọt
Sử dụng phân bón cho cây lạc
Giới thiệu một số nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc và hướng dẫn các phương pháp được khuyến cáo để bón cho cây lạc
Yêu cầu chung: Cây lạc thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán ẩm ướt, với lượng mưa khoảng 500-1200mm/năm. Cây lạc ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là 5,5-6,5.
1. Nhu cầu dinh dưỡng:
Cây lạc cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp. Do cây có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây. Nếu sản lượng thu hoạch khoảng 3 tấn quả (củ)/ha, cây lạc lấy đi cho cả quả và thân lá là 192 kg N, 48 kg P2O5, 80 kg K2O, 79 kg CaO. Ngoài ra, cây còn cần rất nhiều các nguyên tố trung lượng và vi lượng khác như magiê, lưu huỳnh, đồng, kẽm, bo, molypđen, mangan, sắt,... Như vậy, nếu xét về tỷ lệ phân bón đa lượng cho cây, thì cây lạc có nhu cầu tỷ lệ N:P2O5:K2O là xấp xỉ 4-1-2. Tuy nhiên, trên thực tế, bón phân cho cây lạc thì lượng đạm cần bón được hạ thấp rất nhiều, do đặc điểm tự tổng hợp đạm khí trời nhờ vi khuẩn cộng sinh. Lượng canxi cây cần và lấy đi từ đất cũng tương đương lượng kali, do vậy, cần chú ý đặc điểm này. Theo một số tài liệu, lượng magiê cây hút cũng tương đương hoặc cao hơn lượng canxi. Ngoài ra, cây lạc cũng rất cần lưu huỳnh như những cây lấy dầu khác.
2. Sử dụng phân bón:
Vôi là một yếu tố quan trọng trong phân bón cho cây lạc, nếu pH đất thấp, thì nên bón vôi bằng cách rải trên ruộng và cày bừa để trộn vào đất trước khi trồng ít nhất 10 ngày. Đối với phân đạm, chỉ nên bón lượng cao, khi không hy vọng có đủ số lượng nốt sần cần thiết. Lân và kali luôn luôn là 2 nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì hiệu lực của 2 nguyên tố này không rõ. Ngược lại, ở những đất có độ phì thấp, thì hiệu lực của 2 nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao.
Cây lạc thường được khuyến cáo bón như sau:
Bột đá vôi được rải ra và vùi vào đất trước khi gieo hạt nếu pH 5,5-6, 0. P và K cũng được rải ra và vùi vào đất trước khi gieo hạt với liều 45-90 kg/ha P2O5 và 50-95 kg/ha K2O, tùy thuộc vào số liệu phân tích đất Mg cũng được bón với liều 50 kg /ha MgO, nếu hàm lượng thấp và nếu không được bón vôi. Thạch cao cũng được bón lúc cây có hoa đối với giống có hạt nhỏ với mức 250-315 kg/ha CaO hay mức thấp hơn nếu bón theo hàng hoặc băng. Liều thạch cao gấp đôi như vậy được bón cho các giống hạt lớn bất kể hàm lượng canxi thế nào. Bo ở mức 0,6 kg/ha B (trừ khi mức Bo 0,5 mg B/kg đất) thường bằng con đường phun qua lá và được chia ra giữa 2 lần phun trừ nấm đầu tiên. Đối với đạm, có thể bón thúc với mức 30-40kg N/ha lúc cây con.
ở Việt Nam, cây lạc thường được trồng ở những chân đất rất xấu, phần lớn là đất xám và xám bạc màu do vậy, ngoài các loại phân bón chính, nông dân thường phải bắt buộc bón "Tro dừa" như là phần thay thế cho một số nguyên tố vi lượng quan trọng mà đất thiếu. Lượng phân bón khuyến cáo dùng ở Việt Nam là:
- Phân chuồng: 8-12 tấn /ha (ở miền Bắc).
- Tro dừa: 1,5-2 tấn /ha (ở miền Đông Nam bộ).
- Vôi bột: 300-500 kg/ha.
- Phân đạm: 30-40 kg N/ha.
- Phân lân: 40-60 kg P2O5/ha.
- Phân kali: 40-60 kg K2O/ha.
Chú ý: Toàn bộ lượng phân đạm cho cây lạc nói trên, nên dùng ở dạng phân SA, vì có như vậy mới cung cấp đồng thời cho cây lượng dinh dưỡng lưu huỳnh cần thiết. Nên dùng toàn bộ lượng phân lân nung chảy. Về phân vi lượng, các cây họ đậu nói chung thường rất cần molypđen, bo và đồng. Các loại phân này thường được dùng dưới dạng vi lượng tổng hợp để phun lên lá hoặc xử lý hạt là kinh tế nhất.
18240-ntm.01010_phan-bon-cho-cay-lac.pdf