Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1525
Tổng truy cập : 558,481

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương

Tìm hiểu các bộ phận của cây vấn vương dùng làm thuốc và các tác dụng của cây vấn vương được lưu truyền


Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương

 

1. Bộ phận nào của cây vấn vương dùng làm thuốc?

Cây vấn vương có tên khoa học là Galium aparine L., là một loại thảo mộc được tìm thấy trên khắp thế giới. 

Ở nước ta cây chỉ mọc ở vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Bộ phận dùng của cây là rễ và toàn thân. Quả, hạt cũng có thể được sấy khô và rang để làm đồ uống nóng tương tự như cà phê.

          2. Các tác dụng của cây vấn vương được lưu truyền

2.1 Chữa bệnh lậu

Trước đây, trong y học xưa, người ta tin rằng cây vấn vương từng được cho là có thể chữa khỏi bệnh lậu. Tuy nhiên, ngày nay thuốc kháng sinh là một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn rất nhiều để điều trị căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm này.

2.2 Loét da, bỏng và mụn trứng cá

Những câu chuyện giai thoại từ cuối những năm 1800 mô tả khả năng làm giảm kích thước vết loét ở chân của cây vấn vương nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, làm mát da của nó.

2.3 Làm giảm sưng hoặc phù nề

Tác dụng lợi tiểu của cây vấn vương được cho là giúp giảm sưng và thúc đẩy sự trao đổi của chất lỏng khắp cơ thể.

2.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong y học thay thế, nhiễm trùng bàng quang có liên quan đến viêm và nhiệt. Tác dụng làm mát và lợi tiểu của cây vấn vương được cho là có thể làm giảm bớt các vấn đề về đường tiết niệu.

2.5. Tác dụng phụ có thể xảy ra?

Là một loài thực vật có thể ăn được và mặc dù không có tác dụng phụ đáng chú ý nào liên quan nhưng phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra.

Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc theo chỉ định nên thận trọng khi sử dụng cây vấn vương. Nguyên nhân do đặc tính lợi tiểu của nó có thể làm giảm lượng đường hơn nữa.

Khi sử dụng cây vấn vương, bạn cần xử lý cẩn thận vì lá có nhiều lông, có thể gây kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra, nếu bạn bị bỏng nặng, nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính hoặc một biểu hiện sức khỏe nghiêm trọng khác, bạn nên đi khám ngay lập tức để tránh làm trầm trọng thêm và vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra.

23913-ntm.003261-tac-dung-chua-benh-cua-cay-van-vuong.pdf


Lê Mỹ Giang