Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 555 |
Tổng truy cập : | 562,867 |
Chăn nuôi
Tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi
Nước thường được các chuyên gia chăn nuôi lợn gọi là “chất dinh dưỡng bị bỏ quên". Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể lợn, nước chiếm tới 76% trong thịt lợn.
Nước thường được các chuyên gia chăn nuôi lợn gọi là “chất dinh dưỡng bị bỏ quên". Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể lợn, nước chiếm tới 76% trong thịt lợn.
1. Cấp nước qua núm uống và hệ thống cho ăn dạng lỏng
Trong chăn nuôi lợn truyền thống, lợn thường được cung cấp nước qua thùng hoặc máng. Trong chăn nuôi tập trung, lợn được cung cấp nước qua núm uống. Tuy nhiên, các núm uống này có bất tiện là khi lợn chơi đùa nghịch với cảc núm uống, lượng nước lãng phí lại tăng lên. Một số loại núm uống có gắn chén thì có vấn để về chất lượng nước bị dơ hoặc thay đổi. Điều này dẫn đếnhậu quả là không chỉ lãng phí nước mà còn tăng chi phí xứ lý nước thải, các bệnh phát sinh do chất lượng nước thay đổi.
Ngoài ra, phương pháp cho ăn dạng lỏng sẽ cung cấp đổng thời cám và nước cho lợn ăn.
2. Kiểm tra hệ thống cấp nước
Dù không có thời gian nhưng mỗi ngày phải kiểm tra hệ thống cung cấp nước 1 lẩn. Cần kiểm tra xem hệ thống có hoạt động chính xác hay không. Nếu thấy lợn la hét hoặc tập trung lại gần khu vực núm uống thì có thể hệ thống cấp nước đã bị trục trặc.
Cẩn chú ý kỹ lợn. Nếu phát hiện lợn có triệu chứng và hành động bất thường thì có thể chúng đã bị ngộ độc qua đường nước uống.
Lợn cần được uống nước sạch, cần kiểm tra định kì hệ thống cấp nước. Cần nắm rõ những đoạn nào nước hay bị nghẹt, chất lượng nước ra sao. Các tạp chất có trong ống có thể làm giảm áp lực nước. Ngoài ra, trong lòng các ống kim loại cũng thường có nhiểu bụi và dầu mỡ.
Đồng thời, cần kiểm tra bồn chứa nước, sử dụng các chất xử lý nước và chống ăn mòn đường ống. Trường hợp hệ thống cung cấp nước bị sự cố (vỡ đường ống) thì các tạp chất có trong nước sẽ tăng cao. Nếu vượt quá 100ppm thì lợndễ gặp sự cố. Ta nên kiểm tra chất lượng nước, loại bỏ các vi khuẩn có trong đó để đề phòng dịch bệnh, ví dụ như E.coli.
3. Pha thuốc vào nước
Với mục đích điều trị và phòng ngừa bệnh, có thể pha thuốc vào nước uống để cung cấp cho lợn qua hệ thống cấp nưởc. Biện pháp này giúp giảm lãng phí thuốc, phòng chống các vấn đề tồn dư thuốc trên lợn. Đó là một trong những ưu điểm của hệ thống cấp nước sử dụng bồn và ống dẫn.
Việc trộn thuốc vào nước mang lại hiệu quả nhanh hơn so với việc trộn vào cám. Chính vì vậy, khi thiết kế hệ thống cung cấp nước cần chú ý vấn đề trộn thuốc vào trong nước. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại thuốc kém hòa tan có thể làm tắc đường ống dẫn nước.
4. Quản lý hệ thống cấp nước
Có rất nhiều trườrng hợp bổn nước không có nắp đậy khiến rác, bụi, chuột, nước thải lọt vào trong, hệ thống nước gây ô nhiễm. Vì vậy, phải đóng nẩp bổn nước thật kỹ nhằm góp phẩn phòng ngừa dịch bệnh.
5. Cung cấp nước đầy đủ cho nái nuôi con và lợn con
Các chuồng nái đẻ nên lắp núm uống để nái có thể dễ dàng uống nước đầy đủ. Trường hợp nái không được cung cấp đầy đủ nước thì lượng sữa sản xuất sẽ giảm xuống, trọng lượng của lợn con khi cai sữa sẽ không cao. Khi trời nóng thì nái thường bỏ ăn, vì vậy ta có thể lắp đặp hệ thống phun sương nhằm hạ nhiệt độ. Ngoài ra, trại đẻ cần lắp núm uống chuyên dụng cho lợn con. Khi lắp cẩn chú ý vị trí lợn con để tiếp cận, ngoài ra còn cần tập cho lợn con cách uống nước từ núm uống.
6. Nước là sinh mạng của lợn con cai sữa
Nước quan trọng với mọi loại lợn nhưng đối với lợn con cai sữa thì nước như là sinh mạnh của chúng. Sau khi cai sữa từ 8~14 ngày chúng có thể uống trên 0,5 lít nước/ngày. Nên bố trí khoảng 10 lợn con/núm uống là phù hợp.
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhưng rẻ tiền nhất cho lợn. Chính vì vậy, ta phải cung cấp đầy đủ nước cho lợn.
http://nguoichannuoi.vn/tam-quan-trong-cua-nuoc-trong-chan-nuoi-fm847.html
20145-ntm.002038_tam-quan-trong-cua-nuoc-trong-chan-nuoi.pdf