Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1478 |
Tổng truy cập : | 558,383 |
Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác
Thức ăn tươi sống nuôi thủy đặc sản
Ưu điểm của việc chọn và ương nuôi một số đối tượng làm thức ăn tươi sống. Giá trị dinh dưỡng của một số loại làm thức ăn tươi sống: cá rô phi, cá mè trắng, cá bạc đầu và giun quế. Hướng dẫn cách cho ăn dựa vào số lượng đối tượng nuôi đặc sản và loại hình nuôi.
Đa số hộ nuôi thủy đặc sản đều gặp khó khăn trong việc tạo nguồn thức ăn tươi sống. Việc chọn và ương nuôi một số đối tượng làm thức ăn tươi sống đang được quan tâm nhiều.
Ưu điểm
Thức ăn tươi sống là một số loài nuôi có giá trị kinh tế thấp. Các loài này có ưu điểm: sức sinh sản lớn, sinh sản tự nhiên trong ao nuôi, nhiều lần trong năm, tái tạo quần đàn nhanh; Chi phí thức ăn này thấp, lại tận dụng được phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Mặt khác, chúng còn có hàm lượng đạm cao hơn thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp, với hàm lượng protein chiếm trên 80%, chứa nhiều loại khoáng chất (Ca, Mg, Na…), các a xít amin thiết yếu (arginine, histidine, isoleucine, leucine…), các loại vitamin (A, D, E, K…) và các nguyên tố vi lượng (Cu, Fe, Mn…) thì đây là loại thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng nhất cho thủy đặc sản. Ngoài ra còn phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của các loài đặc sản và giảm được tỷ lệ hao hụt (40 - 60%) trong quá trình nuôi.
Giá trị dinh dưỡng
Những loài có những ưu điểm đáng kể nhất là cá rô phi, cá mè trắng, cá bạc đầu và giun quế.
Cá rô phi: Với tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian thành thục ngắn, cá rô phi có thể đẻ 10 - 13 lần/năm, khoảng cách giữa các lần đẻ ngắn (25 - 30 ngày). Cá thường sinh sản tự nhiên lần đầu trong ao đầm nuôi; sau thời gian nuôi 3 - 4 tháng, cỡ cá thành thục 10 cm (100 g/con trở lên), sinh sản 200 - 1.000 trứng/lần. Khi cá sinh sản dày đặc trong ao, dùng lưới vớt cá con làm thức ăn trực tiếp cho baba, lươn, cá lăng, cá chình…, có thể đạt mức tăng trọng 0,4 - 0,8 kg/con/năm.
Cá mè trắng: Có sức sinh sản rất lớn, 1 kg cá cái cho sinh sản nhân tạo thu được 7,5 - 10 vạn trứng và có thể cho đẻ tái phát 2 - 3 lần/năm. Cá mè chỉ sử dụng nguồn thức ăn là thực vật phù du và ăn mồi thụ động nên tỷ lệ sống của nó khi ương cá bột lên hương và từ hương lên giống rất cao (85 - 90%). Mặt khác, do không cạnh tranh thức ăn nên cá phát triển đều nhau, ít có hiện tượng cá còi. Khi cá đạt kích cỡ mồi (cá hương hoặc cá giống) có thể dùng làm thức ăn cho các loài cá đặc sản khác như chạch lẩu, chình, bống tượng…, đạt mức tăng trọng trung bình 50 - 60 g/con/tháng.
Cá bạc đầu: Kích thước nhỏ (2 - 3 cm), có nhiều trong tự nhiên, sống tập trung thành đàn, sinh sản rất nhanh và liên tục. Đây là loại thức ăn tươi sống ưa thích của cá bống tượng và một số loài khác. Theo kinh nghiệm của vua cá Tám Tiếu ở Tiền Giang, ban đầu chỉ với 300 con cá bạc đầu, sau 2 tháng nuôi, chúng sinh sản đủ nuôi 1.000 con cá bống tượng trong 2 - 3 tháng, với trọng lượng trên 100 g/con.
Giun quế: Là một loài nuôi trên cạn, thức ăn chủ yếu là phân trâu, bò, lợn…, giun có hàm lượng đạm cao và là thức ăn ưa thích của nhiều loài cá. Giun có sức sinh sản và gia tăng sinh khối rất nhanh nên ngoài tác dụng làm thức ăn cho cá đặc sản còn có tác dụng chuyển hóa nguồn chất thải thành những dạng phân bón có hàm lượng khoáng cao thân thiện với môi trường. Cho cá ăn thức ăn phối trộn (tỷ lệ 25 - 35% giun) sau 3 tháng nuôi có thể đạt 100 - 150 g/con (cá chiên, lăng) và sau 1 năm có thể đạt 0,8 - 1,2 kg/con.
Cách cho ăn
Dựa vào số lượng đối tượng nuôi đặc sản và loại hình nuôi để có thể chọn nuôi thức ăn tươi sống. Ngoài ra cần dựa vào thời điểm nuôi đặc sản để có kế hoạch nuôi thức ăn tươi sống trước 1 - 2 tháng. Làm thế nào khi thả giống đặc sản xuống thì ao nuôi đã sẵn cá con, hoặc cá mè giống và giun quế đủ lớn, sẵn sàng đáp ứng lượng thức ăn cho cá nuôi.
Nếu nuôi ba ba, lươn, chình chạch lấu… trong bể hoặc lồng, có thể dùng lưới vét thu tỉa cá rô phi hoặc cá mè ương nuôi làm thức ăn cho cá hằng ngày; Đồng thời, thu hoạch giun quế phối trộn vào thức ăn để bổ sung đạm giúp cá phát triển nhanh.
Đối với những loài đặc sản nuôi trong ao đất (như chiên, lăng, bống tượng…), trước khi thả nuôi nên thả cá bạc đầu, rô phi xuống ao trước. Ao 300 m2 có thể thả trước 3 kg cá bạc đầu hoặc 10 kg rô phi. Khi cá sinh sản mật độ dày đặc thì thả cá đặc sản vào nuôi. Thời gian đầu, cá đặc sản sử dụng hoàn toàn cá con làm thức ăn; khi lớn, nguồn thức ăn tươi sống trong ao không đủ cung cấp thì người nuôi có thể tăng cường thức ăn bằng cách thả cá mè giống vào ao hoặc sử dụng giun quế phối trộn với bột ngũ cốc để bổ sung.
Hiện, phong trào nuôi thủy đặc sản đang mở rộng khắp trên cả nước. Ngoại trừ một số hộ nuôi gần chợ, bến cá dễ mua được cá tạp làm thức ăn cho các loài thủy đặc sản kể trên, còn lại đa số các hộ nuôi đều gặp khó khăn trong việc tạo nguồn thức ăn bằng động vật động vật tươi cho các loài thủy đặc sản nuôi. Phương pháp này đã phần nào tháo gỡ khó khăn đó, tạo thuận lợi trong sản xuất, gia tăng giá trị nuôi trồng.
98850-ntm.00277_thuc-an-tuoi-song-nuoi-thuy-san.pdf
Nguyễn Quang Chương