Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 179
Tổng truy cập : 561,764

Trồng trọt

Trồng su su vụ đông

Hướng dẫn kỹ thuật trồng su su vụ đông cần lưu ý: thời vụ trồng, chọn quả giống, kỹ thuật làm hố và giàn trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho su su


 

Ở Việt Nam, su su được trồng chủ yếu ở Tam Đảo, Đà Lạt. Có 2 giống su su phổ biến là su su trơn và su su gai.

Su su là loài cây leo họ bầu bí. Quả thịt hình quả lê, sần sùi, chứa 1 hạt lớn, có vỏ mỏng, cây gốc châu Mỹ nhiệt đới. Su su ưa lạnh, hoa đơn tính, thụ phấn đậu quả nhờ ong bướm, nếu trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng cách, năng suất quả sẽ không cao.

Thời vụ trồng su su tốt nhất là vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, mẩy, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt. Sau khi trồng 3 tháng sẽ cho thu hoạch tới tháng thứ 5.

Đào hố rộng 80 - 100cm, sâu 40 - 50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5 - 3m. Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng và 1kg supe lân, 1kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hố 3 - 4 quả, cách nhau 30 - 40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. 1ha phải trồng từ 250 - 360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000 -1.500 cây/ha. Nhớ che nắng cho quả giống lúc mới trồng.

Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8 - 2m để cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí. Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Bón phân thúc cho su su vào 2 giai đoạn: Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống. Khi cây ra quả, lại bón thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả. Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi.

Lưu ý khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn. Cần phát hiện sớm phun trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm sau này quả sẽ không nhiều. Ngoài ra, ong chích cũng làm hỏng quả su su, năng suất giảm tới 


31011-trong-su-su-vu-dong.pdf