Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 397 |
Tổng truy cập : | 562,471 |
Trồng trọt
Trồng và chăm sóc cây vú sữa
Hướng dẫn phương pháp trồng và chăm sóc cây vú sữa: giống trồng, mật độ và khoảng cách trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân và tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch
Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito, Tên tiếng Anh: Star apple. Được du nhập từ châu Mỹ vào ấn Độ, Srilanka, Thai Lan và sau đó vào việt Nam. sinh trưởng phát triển trong đìều kiện nhiệt độ từ 22 – 34oC. Cây chỉ ra hoa kết quả tốt trong điều kiện khí hậu có 2 mùa mưa nắng phân biệt. Không chịu được gió to do cây có tán dày và rể ăn nông. Về đất đai chúng sinh trưởng phát triển tốt trên các lọai đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thóat nước tốt và độ pH từ 5,5 đến 6,5 và độ cao không quá 400m so với mặt nước biển.
1 Giống trồng:
1.1 Chọn giống trồng;
Hiện nay có nhiều giống vú sữa đang được trồng phổ biến đó là:
- Vú sữa Lò Rèn: Có nguồn gốc xã Long Hưng huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là vú sữa cho hiệu quả cao nhất, năng suất đạt từ 1000 – 1500quả/cây đối với cây từ 8 năm tuổi trở lên.Trọng lượng quả khá lớn đạt trung bình 200- 300gam/quả. Võ quả khi chín có màu hột gà, tươi bóng, phẩm chất ngon, có giá bán cao nhất .
Các giống Vú sữa tím, vú sữa nâu có năng suất thấp hơn, trái nhỏ hơn nhưng chín sớm hơn so với vú sữa lò rèn.
1.2: Nhân giống:
Trong sản xuất hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa đó là:
+ Nhân giống bằng phương pháp chiếc cành:
Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiếc.
+ Nhân giống bằng phương pháp ghép.
Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất iện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất.
2. Mật độ và khỏang cách trồng:
Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp chúng ta có thể bố trí theo các khỏang cách sau: hàng cách hàng 6m , cây cách cây 8m với mật độ khỏang 200 – 22cây/ha.
Các vùng đất cao bố trí khỏang cách 6 m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu. với mật độ 250 – 270cây/ha.
3- Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
3.1 Thời vụ trồng:
Vú sữa có thể trồng quanh năm, nên trồng vào đầu mùa mưa để có thể tăng tỷ lệ sống
3.2: Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:
Tiến hành đào hố trước lúc trồng từ 20 – 30 ngày kích thước hố rộng 45- 50cm, sâu 25- 30cm, mỗi hố bón 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H các lọai phân này được trộn đều với lớp đất mặt sau đó cho vào hố trồng.
Cách trồng: đặt bầu cây thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ võ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước.
Sau khi trồng trong giai đọan đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến câytrong thời gian 1 – 2 năm đầu.
Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. do vậy cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục...để giữ ẫm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.
3.3 Tỉa cành, tạo tán:
Trong các năn đầu nên tỉa bớt các cành át gốc chỉ để lại các cành phân bố trên cao và các cành phân bố đều cho các hướng, để sau này tạo được tán cây tròn và khống chế chiều cao không để cây vược quá 5m . Cắt bỏ các cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ôm yếu, cành mọc sát mặt đất.
Đối với vườn đã cho thu họach cần chú ý tỉa bỏ bớt các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh... để giúp cây thông thóang và kích thích ra chồi mới.
Sau mỗi vụ thu họach nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh trương phát triển kém. Chúng ta có thể cưa ngắn các cành này chỉ còn lại khỏang 50 – 60cm tính từ gốc cành., vết cưa nghiêng 45o để tránh đọng nước, dùng sơn phết lên bề mặt cưa. Sau thời gian khỏang 30 ngày từ vết cưa có thể cho rất nhiều chồi mới, cần tỉa bỏ chỉ chừa lải 2 – 3 chồi khỏe và phân bố đều các hướng. Khi chồi phát triển khỏang 50cm thì tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. trong thời gian này cần chú ý theo dõi các lọai côn trùng phá họi để có biện pháp xử lý thích hợp.
Đối với vường cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 – 18tháng.
3.4 tưới nước:
Tưới đủ nước cho cây là một yếu tố giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. tư đủ nước sau thời kỳ khô hạn sẽ giúp cây ra hoa đồng lọatvà đảm bảo tỷ lệ đậu qả cao.
Ở giai đọan cây con cần tưới 3 – 5 lần /tuần vớilượng nước từ 20 – 30lít/cây nhất là trong giai đọan mùa nắng và giai đọan mới trồng.
Giai đọan cây ra hoa kết trái cần tưới đủ nước giúp cây tăng đậu trái và trái mau lớn.
3.5 Bón phân:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây.
Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.
+ Thời kỳ kinh doanh:
Sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi là cây bắt đầu cho trái ổn định.và cũng là giai đọan vườn cây kinh doanh. cho nên bón phân cho cây nên bón theo 4 giai đọan như xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả,trước thu họach 1tháng. lượng phân bón thay đổi theo sản lượng và năm tuổi của cây.
Lần 1: giai đọan xử lí ra hoa: ngay sau khi thu họach trái vụ trước bón 10kg vôi sau đó 10 – 15 ngày bón thêm 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai + 3 – 4 kg NPK lọai 20 – 20 – 15.
Lần 2: Bón sau khi trổ hoa trái có đường kính khỏang 1cm ới lượng bón : 1 – 2kg urê + 1- 2kg DAP
Lần 3: Bón lúc trái có đường kính 3cm dùng hỗn hợp 2 -3 kg phân NPK 20- 20- 15, + 1-2kg KCl
Lần 4: trước thu họach 1-1,5tháng lượng bón: 1-2kg phân NPK 20-20-15 + 1-2kg KCl.
Các lần bón trên cách nhau khỏang 2 tháng.
Phương pháp bón:
Trước khi bón phân nên thu dọn vật liệu tủ gốc sau đó xới xáo theo rãnh có độ sâu khỏang 5 – 10cm ở vị trí 2/3 đường kính tán cây . Bón phân vào rãnh sau đó tủ gốc và tưới nước liên tục 5 – 7 ngày cho phân tan ra thấm vào đất.
3.6 Xử lý ra hoa:
Để giúp cây ra hoa đều và tăng đậu trái, thu họach đồng lọat.
Xử lí ra hoa khi cây trưởng thành cho quả ổn định từ năm thứ 7 trở đi áp dụng hình thức điều tiết nước và phân bón. Lúc chuẩn bị thu họach quả khỏang tháng 11 các bước tiến hành như sau:
Gom sạch lá rụng trên mặt liếp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong tỉa bỏ các quả còn con, tỉa bỏ các cành già, cành vô hiệu, cành vượt, cành sâu bệnh.
Đến tháng 2 – 3 bơm nước tràn lên mặt liếp, từ 2 – 3 lần và mỗi lần cách nhau từ 4-5 ngày. yêu cầu mặt líp phải ẩm.
Bón toàn bộ ượng phân đợt 1 và tưới thật ẩm và liên tục cho đến khi cây ra hoa.
3.7 Phòng trừ sâu bệnh.
+ Các lọai sâu bệnh hại chính như sau:
- Sâu đục quả.gây hại từ khi quả có đường kính 2cm cho đến lúc chín.
- Sâu ăn Bông: gây hại khi cây ra hoa.
- Sâu đục cành: gây hại trên cành và hại quanh năm nên phải theo dõi à phòng trị,
Rệp sáp: Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận của cây.
+ Các lọai bệnh:
- Bệnh thán thư gây thối quả: Bệnh gây những đốm đen trên trái sau đó lan dần ra có thể làm thối quả hoặc làm chai thịt quả.
- Bệnh thối quả do thu họach, vận chuyển không đúng kỹ thuật tạo xây xát.
- Bệnh Bồ hóng: Bệnh gây các đám muội đen bám trên lá , thân, quả. Thường bệnh này hay đi kèm theo rệp sáp làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả.
Chú ý theo dõi các lọai sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trị kịp thời. Áp dụng triệt để các biện pháp IPM, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành phía trong tán tạo thông thóang . Có thể dùng các lọai thốc sinh học, thảo mộc để phun cho cây.
3.8 Thu họach:
Đối với vú sữa từ khi đậu quả đến khi thu họach éo dài kỏang 180 – 200ngày tùy theo giốg và mùa vụ.
Cần tiến hành thu họach khi trái chín sinh lý trên cây tức là lúc quả phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống.
Khu thu họach nên thu cả cuống, lọai bỏ quả sâu bệnh, quả bị tổn thương, cho vào các thùng và có giấy lót tránh va chạm.
3112-trong-va-cham-soc-cay-vu-sua.pdf
Hoàng Văn Ký