Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1160 |
Tổng truy cập : | 557,818 |
Môi trường nông thôn
Ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết ô nhiễm môi trường
Giới thiệu các ứng dụng công nghệ sinh học để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở tỉnh Tiền Giang: Hầm Biogas, chế phẩm EM, bùn hoạt tính,…
Hiện nay, Tiền Giang ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong giải quyết ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, ô nhiễm nguồn nước và một số tác nhân gây ô nhiễm khác trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Tiền Giang, các ngành chức năng đã chuyển giao công nghệ sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, tạo nguồn chất đốt rẻ tiền, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chăn nuôi vừa bảo vệ tốt môi trường sống. Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ (Sở Khoa học Công nghệ) tỉnh Tiền Giang cũng đưa vào cung ứng rộng rãi chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý môi trường bãi rác, môi trường nước nuôi trồng thủy sản... đạt kết quả cao, giúp nghề chăn nuôi nói chung, trong đó, có nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ riêng trên lĩnh vực chăn nuôi, thông qua Dự án Khí sinh học, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 1.743 hầm biogas từ nguồn vốn của Dự án QSEP không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn sử dụng được nguồn khí sinh học trong sinh hoạt gia đình và tạo bùn thải để làm phân bón sinh học bón cho cây trồng rất tốt.
Đáng chú ý, việc xử lý sinh học bằng biện pháp sử dụng bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống xử lý nước thải trong các khu – cụm công nghiệp đã đạt kết quả tốt, xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải nồng độ cao... Theo thống kê của ngành chức năng, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Long Giang công suất giai đoạn I là 5.000 m3/ngày đêm, hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Hương công suất 3.500 m3/ngày đêm... đều xử lý đạt cột A theo Quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, còn khoảng 100 hệ thống xử lý nước thải khác của các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải trên cơ sở biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo qui định của pháp luật, đồng thời tiết kiệm được kinh phí xử lý nước thải bởi các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác.
Trước hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại từ triển vọng ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết ô nhiễm môi trường, sắp tới, Tiền Giang tiếp tục nghiên cứu thêm các đề tài khoa học trọng tâm: Xây dựng mô hình kết hợp Công nghệ sinh học – Công nghệ sinh thái xử lý nước thải chăn nuôi gia súc và nước thải sản xuất bánh hủ tíu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu sử dụng bùn thải sinh học từ nhà máy bia để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân bón lá... trong nỗ lực thiết thực đưa công nghệ sinh học phục vụ tốt hơn đời sống.
55516-ntm.00385_cong-nghe-sinh-hoc-giai-quyet-o-nhiem-mt.pdf
Minh Trí
- Ngăn ngừa bệnh TDP trên tôm thẻ chân trắng (16/10)
- Cách xử lý nước thải sinh hoạt (16/10)
- Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa hướng đến bảo vệ môi trường biển (16/10)
- Một số biện pháp nhằm xử lý môi trường trong chăn nuôi (16/08)
- Hướng dẫn nuôi ốc bươu đen sinh sản (01/06)
- Ăn chay: Cân bằng dinh dưỡng (24/05)