Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1683
Tổng truy cập : 559,123

Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác

Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng: N - P - K

Giới thiệu các vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali: giúp cây sinh trưởng, phát triển các mô sống, tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào của cây, giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hoá enzim quang hợp và tổng hợp hydrat carbon, giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp protein, tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù


Đạm (N):

Là chất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển các mô sống, tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic và protein.

Làm tăng chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.

Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.

Khi thừa đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán to, mềm yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh…

Lân (P):

Là chất cần thiết của quá trình trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào của cây, là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho - lipid, coenzim, nhiễm sắc thể.

Lân kích thích rễ và ra hoa.

Khi thiếu lân: Cây còi cọc, thân yếu, lá mỏng, trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ, rễ kém phát triển, khó ra hoa, ít trái, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp, trái thường có vỏ dày, xốp.

Khi thừa lân: khó phát hiện hiện tượng thừa lân. Thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng.

Kali (K):

Giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hoá enzim quang hợp và tổng hợp hydrat carbon. Giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp protein. Tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù.

Có tác dụng nâng cao khả năng chống rét cho cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng rau quả.

Thiếu kali: chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng. Cây phát triển chậm và còi cọ,c thân yếu dễ bị đổ ngã.

Thừa kali: khó nhận biết, tuy nhiên khi bón nhiều kali trái cam bị sần sùi.


21854-vai-tro-cua-cac-nguyen-to-dinh-duong.pdf