Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1541
Tổng truy cập : 558,525

Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác

Vai trò của phân hữu cơ

Vai trò của phân hữu cơ và phân hóa học đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Một số tác dụng cụ thể của phân hữu cơ trong: giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, giữ ẩm cho đất, bảo vệ hệ vi sinh có ích…


Phân bón hữu cơ và phân hóa học có mối liên hệ tương hỗ và không thể tách rời, phân hữu cơ không thể thay phân hóa học và ngược lại.

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang được đầu tư với hướng đi đúng đắn và chuyên biệt rõ rệt nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, chi phí thấp, lợi nhuận cao.

Và đó là điều mong mỏi của liên kết "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà DN và Nhà nước) tạo ra các mô hình SX như cánh đồng lớn, các câu lạc bộ SX giỏi và thực hành nông nghiệp tốt.

Song song với việc phát triển nông nghiệp là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực phân bón, trong đó phân bón hữu cơ đã được nông dân sử dụng từ thuở ban sơ trong quá trình trồng trọt như dùng trực tiếp các loại phân gia súc, gia cầm, ủ cây, lá…

Từ khi có phân hóa học ra đời nâng cao được năng suất thì vai trò phân hữu cơ giảm nhẹ, thậm chí lạm dụng phân hóa học trong SX nông nghiệp mà không cần sự hiện diện của phân hữu cơ nhưng việc sử dụng sai lầm này đã dẫn đến một nền nông nghiệp không bền vững, chi phí SX tăng, sâu bệnh nhiều, năng suất không ổn định và đặc biệt chất lượng nông sản thấp, giá thành giảm mạnh.

Từ đó cần phải nhìn nhận thực tế rằng phân bón hữu cơ và phân hóa học có mối liên hệ tương hỗ và không thể tách rời, phân hữu cơ không thể thay phân hóa học và ngược lại, mỗi loại có vai trò khác nhau cùng tác động trực tiếp và quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp và tạo nền nông nghiệp phát triển ổn định bền vững.

Tại sao phân hữu cơ lại ảnh hưởng đến SX nông nghiệp nhiều vậy ? Bởi vì chất hữu cơ đối với cây trồng thì không thể thiếu, nó có một số tác dụng cụ thể như sau.

Thứ nhất chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng.

Thứ hai chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong SX nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn.

Thứ ba, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông nghiệp thì nhiều nhà máy SX phân hữu cơ ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đại đa số các sản phẩm phân bón hữu cơ được làm từ nguyên liệu than bùn, than bùn là một loại tài nguyên không tái sinh, hơn nữa các chính sách quản lý của nhà nước đối với loại tài nguyên này ngày càng siết chặt về quản lý, khai thác và phục hồi vì vậy hiện tại và tương lai không xa thì nguồn nguyên liệu này cạn kiệt, hàm lượng hữu cơ trong phân bón hữu cơ giảm sút trầm trọng. Đây cũng là vấn đề mà nhiều nhà máy phân bón nghiên cứu phải tìm nguồn nguyên liệu khác để thay thế hoặc bổ sung nhằm tăng thêm hàm lượng hữu cơ cho các sản phẩm phân bón hữu cơ của nhà máy.

Nhận biết những xu thế này trong những năm trước, Cty Cổ phần Phân bón Việt Mỹ (AVF) đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm và cho ra sản phẩm phân bón Bột Cá Lạt với nguyên liệu 60% bột cá lạt (cá nước ngọt) giải quyết được vấn đề tăng hàm lượng hữu cơ (chất hữu cơ là xác phân hủy của động, thực vật …), không những ngoài việc gia tăng hàm lượng hữu cơ phân Bột Cá Lạt còn được công ty bổ sung các đa, trung và vi lượng cần thiết thích hợp cho các cây trồng, lượng đạm Amin do bột cá phân hủy khi cây trồng hấp thu giúp cây nhanh chóng xanh hơn, hệ sinh vật có lợi trong đất phát triển giúp ổn định được chất đất (PH).


87552-ntm.00268_vai-tro-cua-phan-huu-co.pdf

Thành Công