Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1696 |
Tổng truy cập : | 559,351 |
Trồng trọt
Vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ vụ mùa
Hướng dẫn việc vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ vụ mùa để diệt mầm mống sâu bệnh hại chuyển vụ, kịp thời làm đất thối ngấu đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa mùa
Vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ vụ mùa
Trong những năm gần đây thời tiết thay đổi bất thường, diễn biến phức tạp, do vậy chủ trương vụ mùa là đẩy thời vụ càng sớm càng tốt đúng như câu: “Mùa hơn đêm chiêm hơn dược”, đặc biệt là trà lúa mùa sớm tạo quỹ đất mở rộng cây vụ đông ưa ấm. Tuy nhiên thời gian từ thu hoạch lúa xuân đến gieo cấy lúa mùa rất ngắn, trong khi đó các địa phương chủ yếu sử dụng máy gặt để thu hoạch, lượng rơm rạ để lại trên đồng rất lớn. Đây không những là nguồn cư trú sâu bệnh hại chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa, mà còn gây khó khăn trong quá trình làm đất, nếu không làm đất tốt lượng rơm rạ trên ruộng chưa kịp thối ngấu đã tiến hành cấy ngay dễ xảy ra hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn đầu vụ, cuối vụ bị bạc lá.
- Công tác vệ sinh đồng ruộng: Các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền nông dân cắt cỏ bờ, vớt sạch bèo bồng, khơi thông dòng chảy. Không vứt rơm rạ ở lòng sông, bờ mương máng gây ách tắc dòng chảy. Thực hiện nghiêm túc việc không đốt rơm rạ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.
- Công tác làm đất, xử lý rơm rạ: Các địa phương cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện máy móc khẩn trương làm đất, đẩy nhanh tiến độ cày lật đất. Sử dụng các loại máy cày có công suất lớn, thu hoạch lúa xuân đến đâu tiến hành cày lật đất ngay đến đó. Trong quá trình làm đất ruộng cần có nước và nên sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ như Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin...
* Phân vi sinh Azotobacterin: là loại phân kết hợp nhiều chủng vi sinh vật hữu ích, khi sử dụng phân vi sinh Azotobacterin không những có tác dụng phân giải nhanh các chất xơ như rơm rạ, làm đất tơi xốp, thoáng khí, mềm hơn, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa, mà còn tích tụ và làm gia tăng số lượng, chủng loại vi sinh vật có ích trong đất; đồng thời nâng cao khả năng chống chịu của cây trồng do ức chế sinh trưởng của các loại nấm, vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn.
Cách sử dụng: Dùng 7-10 kg/sào, sau khi thu hoạch rắc đều phân vi sinh Azotobacterin trên mặt ruộng, rồi tiến hành lồng dập rạ và giữ nước 5-7 ngày là bừa cấy được.
* Chế phẩm Sumitri
Thành phần gồm: Trichoderma, Acid Humic, Acid Fulvic và các chất dinh dưỡng vi lượng: S, Ca, Mg, Zn, Cu, Bo… có tác dụng: phân hủy rơm rạ rất nhanh, ngăn hiện tượng ngộ độc hữu cơ, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng, đối kháng đối với các Vi sinh vật gây hại giúp hạn chế bệnh, đồng thời bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.
Lượng dùng: 125 gam/sào.
* Chế phẩm AT-YTB
Thành phần gồm các vi sinh vật có ích như phân giải các chất hữu cơ, cố đinh đạm, cố định lân, kích thích sinh trưởng, tạo kháng sinh ức chế mầm bệnh… Chế phẩm ATYTB có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ, các chất hữu cơ tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật cần thiết, tăng cường độ phì nhiêu của đất; tăng cường sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh, ức chế một số mầm bệnh phát triển; qua đó làm tăng khả năng chống chịu, hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa.
Lượng dùng: ít nhất 100gam/sào.
Cách sử dụng chế phẩm Sumitri, AT-YTB: Trộn đều chế phẩm với cát sạch, rắc đều trên mặt ruộng trước hoặc sau lồng dập rạ (ruộng phải có nước), giữ nước 7-10 ngày rồi tiến hành bừa cấy.
33459-ntm.003114_mot-so-luu-y-ve-sinh-dong-ruong-xu-ly-rom-ra-vu-mua.pdf
ThS. Nguyễn Thị Nguyệt