Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 304
Tổng truy cập : 1,158,048

Tri thức khoa học khác

Vệ sinh tiêu độc - việc làm nhỏ, lợi ích lớn

Giới thiệu một số lưu ý vệ sinh tiêu độc, sát trùng trong chăn nuôi: đối tượng tiêu độc sát trùng, thời gian thực hiện tiêu độc sát trùng, lựa chọn thuốc sát trùng, các bước thực hiện tiêu độc sát trùng.


Hiện nay dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, lây lan nhanh, mạnh gây thiệt hại rất lớn đến ngành nông nghiệp. Con giống tốt, tiêm phòng đầy đủ, thức ăn đảm bảo vẫn chưa đủ. Một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần ngăn chặn, hạn chế dịch bệnh đó là việc vệ sinh tiêu độc trong chăn nuôi. Vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi hiện nay nhiều người có làm nhưng chưa hiểu đúng, việc này đã gây lãng phí và không được ngăn chặn được dịch bệnh..

Khi xảy ra dịch bệnh, vật nuôi mang bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh ra môi trường xung quanh, một số mầm bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… virus có thể phát tán xa hàng km, những mầm bệnh này bám chuồng trại tồn tại khi có điều kiện thì lây nhiễm gây bệnh cho vật nuôi. Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết để phòng ngừa các dịch bệnh gây bệnh cho vật nuôi.

Để nâng cao hiệu quả trong việc vệ sinh tiêu độc, sát trùng trong chăn nuôi người chăn nuôi cần biết và làm những việc sau:

Đối tượng tiêu độc sát trùng

- Chuồng trại: Gồm nền, trần, tường, không gian trong chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi.

- Dụng cụ chăn nuôi: Gồm máng ăn, máng uống, các loại dụng cụ khác dùng trong chăn nuôi (cuốc, xẻng, giầy dép, quần áo…).

- Các vật dụng, phương tiện vận chuyển và vào chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi (xe, thùng chứa vật nuôi…).

Thời gian thực hiện tiêu độc sát trùng

- Khi không có dịch bệnh: Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng tiến hành phun thuốc sát trùng một lần.

- Khi có dịch bệnh: Thực hiện tiêu độc một tuần 2 lần, liên tục cho đến khi hết dịch.

- Sau mỗi khi xuất bán phải vệ sinh, sát trùng tiêu độc và để trống chuồng trong thời gian tối thiểu là 7 ngày trước khi nuôi mới.

Lựa chọn thuốc sát trùng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sát trùng do các công ty thuốc thú y sản xuất và nhập khẩu. Qua kinh nghiệm, thực tế sử dụng của người chăn nuôi có thể sử dụng những loại thuốc sát trùng như: Benkocid, chloramin, Vikon, TH4… Đây là những thuốc có tính sát trùng nhanh, mạnh, hoạt phổ rộng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, các mầm bệnh kể cả nấm, bào tử…

Có thể sử dụng ngay cả khi vật nuôi còn trong chuồng nhưng tránh không nên phun thuốc trực tiếp lên người vật nuôi.

Các bước thực hiện tiêu độc sát trùng

Bước 1: Làm sạch cơ học. Dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng nuôi một cách triệt để sau đó cọ rửa bằng nước, với bước này sẽ làm giảm đi một số vi sinh vật tồn tại trên bề mặt chuồng nuôi, để hạn chế bụi và mầm bệnh theo bụi phát tán vào không khí ta nên dùng nước phun lên trước khi quét dọn.

Đối với một số mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây giữa người sang vật nuôi và ngược lại thì người chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng trực tiếp lên chất độn chuồng, phân, nước tiểu trước khi quét dọn. Xử lý các chất thải sau khi thu gom bằng các biện pháp thích hợp: ủ nhiệt sinh học, hầm bioga, đốt, chôn…

Dùng bàn chải và vòi phun xịt nước rửa sạch nền, vách và không để các vũng nước đọng trên nền chuồng. Tất cả các vật dụng, phương tiện sát trùng phải được làm sạch cơ học trước khi sử dụng.

Sau khoảng 1-2 giờ khi bề mặt đã ráo nước, tiến hành phun thuốc cho đều đặc biệt các hố, hốc…

Bước 2: Sát trùng

Pha thuốc sát trùng đúng cách rồi sử dụng bình nén khí phun lên toàn bộ trần, vách, tường, không khí, mái chuồng nuôi, máng thức ăn... phun phải đảm bảo ướt toàn bộ bề mặt và phun theo chiều từ trên xuống dưới. Đối với sát trùng không khí chuồng nuôi, lượng dùng 1,2-1,5 lít dung dịch cho 100m3 thể tích không khí chuồng nuôi. Nếu không có vật nuôi trong chuồng thì nên dùng phương pháp xông hơi, cho hiệu quả cao, giá thành hạ.

Đối với phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn thừa... phải thu gom toàn bộ đem chôn, đốt, xử lý bằng hầm bioga, nhiệt sinh học…Khi chôn phải rắc vôi, hoặc chloramin, hố sâu tối tiểu 1m.

Đối với nước uống cho vật nuôi, đồ chứa nước phải tháo hoặc đổ bỏ toàn bộ nước cũ, dùng bàn chải cọ rửa sạch bề mặt bên trong, rửa lại bằng nước sạch rồi để khô sau đó phun thuốc sát trùng  bằng chloramin B với nồng độ 2-3% toàn bộ bề mặt, 1 giờ sau rửa lại bằng nước sạch  rồi bơm nước mới vào.


41238-ntm.00160_ve-sinh-tieu-doc.pdf

Lê Khoa