Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2234
Tổng truy cập : 560,546

Nuôi trồng thủy, hải sản

Vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên cá rô phi

Giới thiệu một số thông tin về vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên cá rô phi: tác nhân gây bệnh, các dấu hiệu khi cá bị bệnh, sự phân bố và lan truyền của bệnh, kiểm soát bệnh và xử lý bệnh


Hiện nay nuôi cá Rô phi ở nước ta và trên thế giới đang gặp phải một loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus gây nên. Đây là loại bệnh vi khuẩn gây nguy hiểm cho nhiều loài cá nhưng đặc biệt là cá rô phi. Streptococcus được coi là bệnh gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, cá có kích cỡ lớn và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

1. Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là loài Streptococcus agalactiae và loài Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ chết thấp hơn.

2. Các dấu hiệu  khi cá bị bệnh:
-  Cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên không phải con cá nào bị bệnh cũng bị những tổn thương về mắt.
- Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus thường thấy những vết loét có đường kính từ 2-3mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những vết loét lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá.
- Xuất huyết ở da 
- Cá bỏ ăn 
- Nhiễm trùng máu
- Viêm màng bụng

3. Sự phân bố và lan truyền của bệnh:
Dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress) như nhiệt độ nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc cá bị nuôi với mật độ cao trong thời gian dài.
Bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ. Tuy nhiên cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ thương phẩm) dễ bị mắc bệnh hơn.
Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm cá chết trong khoảng từ 2-3 tuần khi nhiệt độ nước cao. 
Bệnh lây lan từ cá với cá  và cũng có thể lây truyền từ môi trường đến cá.

4. Kiểm soát bệnh và xử lý bệnh:
- Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai đoạn cấp tính nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức ăn có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ cá chết. 
- Giảm mật độ nuôi:.
- Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng oxy.
- Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh (mới bị bệnh). Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp cho cá ăn kháng sinh không hiệu quả bởi cá bị nhiễm bệnh sẽ ăn giảm. Hơn nữa những người nuôi cá cho biết thuốc kháng sinh chỉ có thể làm giảm tỷ lệ cá chết trong thời gian sử dụng và khi thuốc kháng sinh đã hết thì tỷ lệ chết lại tăng trở lại. 


4460-benh-tren-ca-ro-phi.pdf