Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1552 |
Tổng truy cập : | 558,537 |
Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác
Vôi giúp giảm độ chua mặn của đất
Cách sử dụng vôi cây trồng như một dạng phân bón giúp hạn chế được tác hại của mặn và phèn trong đất gây ra đối với cây trồng. Giới thiệu các loại vôi bột sử dụng phổ biến hiện nay trong sản xuất nông nghiệp.
Trong canh tác nông nghiệp, việc sử dụng vôi ngoài tác dụng bổ sung can-xi (Ca) cho cây trồng như một dạng phân bón thì còn giúp hạn chế được tác hại của mặn và phèn trong đất gây ra đối với cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp, các loại vôi bột sử dụng phổ biến hiện nay gồm có :
- Bột đá vôi (CaCO3), có tỷ lệ CaO từ 31,6-56%, loại này tác dụng chậm.
- Vôi nung (CaO), thường lẫn một ít Ca(OH)2 và CaCO3, có tác dụng mạnh và nhanh hơn bột đá vôi.
- Vôi tôi (Ca(OH)2), tác dụng của dạng vôi này khá nhanh.
- Vôi thạch cao (CaSO4), có chứa 56% CaO, ngoài ra còn chứa lưu huỳnh, có tác dụng cải tạo tốt đất mặn, đất kiềm.
Việc sử dụng vôi sẽ cung cấp Ca để giải độc cho cây trồng do Ca tác dụng gia cố vách tế bào cây lúa, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn và trực tiếp làm tăng độ pH đất, nước. Cách xử lý vôi đối với ruộng lúa bị ngộ độc phèn là cho rút nước trên ruộng rồi bơm nước mới vào thay thế để hòa loãng độc tố của sắt hoặc nhôm trong đất; sau đó, bón khoảng 200-300 kg vôi bột/ha để nâng pH của đất, giúp bộ rễ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc phèn.
Đối với cải tạo đất nhiễm mặn, việc sử dụng vôi với tác dụng tăng cường sự vững chắc của tế bào rễ sẽ rất cần thiết cho lúa ở thời điểm mới sạ chống lại các tác hại gây ra do muối mặn. Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, còn với đất mặn không có phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 300-500 kg/ha rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước. Sau khi rải vôi, cho bừa hoặc trục để vôi được trộn đều trong đất, sau đó ngâm nước 1-2 ngày rồi rút bỏ nước này.
Cần lưu ý thêm là việc bón vôi để cải tạo đất cần thực hiện sớm (bón lót) trước khi bón các loại phân khác ít nhất 1 tháng, cần đảo đất đều sau khi bón vôi nhưng không cần phải lấp vôi quá sâu vì chủ yếu dùng vôi để cải tạo lớp đất mặt và vùng đất quanh rễ cây trồng. Ngoài ra, không nên trộn vôi với phân chuồng, phân có gốc NH4+ như (NH4)2SO4, hoặc súp-pe lân vì dễ gây thất thoát đạm...
77834-ntm.00179_voi-giup-giam-do-chua-man-cua-dat.pdf
Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Long An