Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1391
Tổng truy cập : 558,181

Môi trường nông thôn

Xử lý bùn nổi ở bể thiếu khí

Hướng dẫn phương pháp xử lý, khắc phục hiện tượng bùn nổi tại một số khu vực trong bể sinh học thiếu khí (Anoxic): tìm hiểu nguyên nhân, ngưng cho nước thải vào bể, tắt sục khí bể vi sinh hiếu khí (Aerotank) và máy khuấy tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic)


Khi vận hành hệ thống, mọi người thường hay gặp các sự cố phát sinh ở công trình xử lý sinh học như Hiện tượng bùn nổi tại một số khu vực trong bể sinh học thiếu khí (Anoxic), bùn nổi từng tảng trong bể. Để tìm được cách khắc phục triệt để cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra được biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân

Hiện tượng bùn nổi tại một số khu vực trong bể sinh học thiếu khí (Anoxic), bùn nổi từng tảng trong bể do một số nguyên nhân sau:

- Máy khuấy trộn hoạt động không hiệu quả, không khuấy trộn hoàn toàn bể nên ở một số khu vực không có khuấy trộn, không đẩy được khí Nitơ trong bông bùn thoát ra khỏi bề mặt.

- Có hai yếu tố là: máy khuấy trộn không đủ công suất và cách lắp đặt máy khuấy bạn hãy liên hệ ngay với Công ty SÂC để được nhân viên kỹ thuật tới trực tiếp để hỗ trợ tư vấn, hay người vận hành chụp hình bể công suất máy khuấy, bản vẽ lắp đặt để được hỗ trợ. Lượng bùn vi sinh tại bể Anoxic ít (sau lắng 30 phút <10%) sẽ dẫn tới vi sinh thiếu khí yếu, độ hoạt tính giảm (quá tải) các bông bùn hình thành ít (khả năng khử Nitơ thấp).

- Bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về bể Anoxic ít, lưu lượng tuần hoàn không đủ, bơm tuần hoàn bị sự cố. Người vận hành cần phải kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn bùn. Nếu bùn tại bể vi sinh hiếu khí (Aerotank) cũng ít như bùn vi thiếu khí Anoxic thì đây là một vấn đề nghiêm trọng.

2. Phương pháp xử lý như sau:

- Ngưng cho nước thải vào các bể;

- Tắt sục khí bể vi sinh hiếu khí (Aerotank) và máy khuấy tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

- Để bể vi sinh lắng, khuấy 45 phút đến 1 tiếng sau đó bơm nước sau lắng.


8225-ntm.001688_xu-ly-bun-noi.pdf