Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 380 |
Tổng truy cập : | 567,989 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Xử trí khi trẻ bị bỏng nước sôi
Hướng dẫn 02 bước xử trí khi trẻ bị bỏng: Nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây bỏng và làm hạ nhiệt độ vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh; Phun bọt bỏng pantenol vào vùng bỏng để hạ nhiệt độ, chống đau rát và chống nhiễm trùng.
Da của trẻ rất mỏng, mềm mại nên khi bị bỏng sẽ bị tổn thương rất nặng, vết thương sâu và nguy cơ bị biến chứng cao. Khi trẻ bị bỏng nước sôi, hãy bình tĩnh xử trí để vết thương không bị nhiễm trùng. Cách làm như sau:
Bước thứ nhất, nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây bỏng và làm hạ nhiệt độ vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh trong 10-15 phút nhằm giảm đau và phòng rộp da của trẻ.
Trong trường hợp bị tuột da, chúng ta vẫn nên ngâm trẻ vào nước lạnh sạch trong 10 -15 phút và lấy khăn lạnh phủ lên vết thương.
Bước thứ hai: Phun bọt bỏng pantenol vào vùng bỏng để hạ nhiệt độ, chống đau rát và chống nhiễm trùng. Trường hợp không có thuốc xịt bỏng nên làm theo những cách sau:
Lấy cây chuối lùn non, vắt lấy nước cốt, tưới lên vùng bị bỏng sẽ hạn chế được phỏng da, giảm đau rát và chóng lành vết bỏng. Bôi nước này liên tục sẽ có tác dụng tốt.
Nếu không có cây chuối, có thể lấy lá cây sống đời, cây lược vàng, cây nhọ nồi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, tưới hoặc bôi vào vùng bỏng có tác dụng như nước cốt chuối non.
Khi trẻ bị bỏng, mọi người không nên bôi thuốc đánh răng, tưới nước mắm, ủ cám hoặc bôi tro bếp… vì làm như vậy sẽ gây nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý. Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu,... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý như để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ,…
18323-xu-tri-khi-tre-bi-bong.pdf
Báo Hải Phòng
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)