Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 367
Tổng truy cập : 972,593

Nuôi trồng thủy, hải sản

Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Giới thiệu một số kỹ thuật dựa theo kinh nghiệm của những mô hình nuôi tôm trong ao nước ngọt đã thực hiện thành công gần đây. Các kỹ thuật bao gồm: chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, thu hoạch tôm.


 1. Chuẩn bị ao nuôi 

Ao có diện tích khoảng 1.000 m2, lấy nuớc vào ao khoảng 50 cm. Chuẩn bị đánh xuống ao một lượng khoáng như sau để có độ mặn lớn hơn 0‰: NaCl (muối ăn): 750 kg; MgCl2 (Clorua magiê): 100 kg; CaO (vôi sống): 20 kg; KCl (Clorua kali, phân kali): 20 kg; MgSO(Sunphat magiê): 60 kg; NaHCO3 (soda lạnh): 50 kg; Khoáng Azomite hoặc Stomi: 10 kg. Thả tôm giống đã thuần độ mặn < 2‰, thì khi thả vào ao 0‰ tôm sẽ an toàn.

Ao nuôi tôm nước ngọt nên dùng loại ao nổi lót bạt. Vì ao lót bạt chống thất thoát rò rỉ nước tuyệt đối, ao nhỏ dễ pha, hòa nước ót với nước ngọt. Nước ngọt thường tồn tại nhiều vi sinh vật, ấu trùng, động vật có hại. Khi cấp nước vào ao cần thông qua túi lọc nước. Bơm nước vào ao xong cần phải chạy máy quạt cung cấp ôxy và thúc đẩy sự phát triển của sinh vật phù du.

Pha hòa nước ót (nước ót là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh) vào nước ngọt với tỷ lệ 2 lít nước ót vào 1 m3 nước ngọt. Sử dụng các vi sinh, chế phẩm sinh học gây màu nước, tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm trước khi thả giống.

2. Chọn tôm giống 

 Dù nuôi tôm nước ngọt hay nước mặn. Khâu chọn giống đều rất quan trọng, chọn đơn vị uy tín chất lượng và có kiểm dịch định kỳ. Yêu cầu trại giống ngọt hóa tôm giống; hạ độ mặn xuống còn 12 – 13‰ với mức giảm là 3 – 5‰/ngày. 

 Mật độ thả giống: Nuôi quảng canh dao động 5 – 10 con tôm giống/m2, thâm canh thì thả 25 – 40 con tôm giống/m². Trước khi thả tôm, ngâm bao tôm trong nước tầm 10 – 15 phút, sau đó mở đầu bao để tôm từ từ bơi ra. Chỉ thả giống vào lúc 7h sáng.

3. Cho tôm ăn 

 Tôm cần được bổ sung những chất dinh dưỡng tốt nhất, đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin… thường xuyên phải điều chỉnh lượng thức ăn theo mức độ lớn dần của tôm. Định kỳ kiểm tra trọng lượng tôm và lượng thức ăn trong ruột. Nên cho tôm ăn ít nhất 4 lần trong một ngày là; 7h, 12h, 17h, 21h. Trộn khoáng và Vitamin C cho tôm, vì tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi. 

4. Quản lý môi trường nước 

 Nước ngọt rất hạn chế khoáng. Nhưng tôm lại cần khoáng để phát triển; người nuôi cần hết sức lưu ý để quản lý được môi trường nước nuôi tôm tốt nhất. Sử dụng nước ót bất kỳ khi nào nếu phát hiện thấy dấu hiệu thiếu khoáng ở tôm như mềm vỏ, vỏ xanh, vỏ nổi trên bề mặt ao. 

 Cần phải cân bằng pH của nước hàng ngày, hàng tuần. Độ mặn, độ chua, nồng độ ôxy, các khí độc, tảo, vi khuẩn, rác thải… tất cả những yếu tố này cần phải được so sánh và kiểm định hàng ngày. Một tuần thay nước 30%/lần để đảm bảo sức khỏe của tôm. 

 Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để cân bằng màu nước, không để nước quá đục hoặc quá trong. 

Điều chỉnh phù hợp với các giai đoạn của tôm. Trong 5 tuần đầu chỉ cần bật quạt nước 1 giờ/ngày. Từ 6 – 8 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 3 giờ/ngày. Từ 9 – 12 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 6 giờ/ngày. Từ 13 – 15 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 9 giờ/ngày. Từ 15 tuần đến thu hoạch bật 11 giờ/ngày. 

5. Thu hoạch tôm 

Tùy từng loại tôm mà có thời gian nuôi khác nhau nhưng dao động từ 3 – 4 tháng là đã có thể thu hoạch tôm. Có thể thu hoạch tỉa những con to trước hoặc thu hoạch đồng loạt.

 81431-ntm.003318-yeu-cau-ky-thuat-trong-nuoi-tom-nuoc-ngot.pdf