Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 14640 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Australia giới thiệu thiết bị mới phân tích nguồn nước ngầm (11/09/2019)
Thiết bị này sẽ dùng laser để đếm các nguyên tử của khí hiếm như Argon và Krypton, hai loại hạt được tìm thấy tự nhiên trong nước ngầm và lõi băng.
Tiến sĩ Rohan Glover và thiết bị phân tích nguồn nước ngầm (ATTA) tại Đại học Adelaide. Ảnh: Nick Pitsas
Australia đã giới thiệu một thiết bị mới bảo vệ nguồn nước ngầm của nước này khỏi bị ô nhiễm.
Thiết bị này có tên ATTA là thiết bị phân tích dấu vết nguyên tử, một sản phẩm của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) phối hợp cùng Đại học Adelaide chế tạo.
Theo các nhà khoa học, ATTA sẽ dùng vật lý laser để đếm các nguyên tử của khí hiếm như Argon và Krypton, hai loại hạt được tìm thấy tự nhiên trong nước ngầm và lõi băng.
Bằng cách đo nồng độ của chúng trong nước ngầm, có thể hiểu được tuổi và nguồn gốc của nó.
Giám đốc Viện Quang tử và Công nghệ đo lường tiến tiến thuộc Đại học Adelaide, ông Andre Luiten cho biết Australia sử dụng 30% nguồn nước ngầm để làm nguồn nước cung cấp cho con người, tưới tiêu và khai mỏ.
Với sự biến đổi của khí hậu cũng như hạn hán kéo dài, nước trên mặt đất ngày càng không đáng tin cậy và việc sử dụng nước ngầm đang ngày càng gia tăng. Do đó, cần đảm bảo nguồn nước ngầm phải bền vững.
Với thiết bị ATTA, ngoài việc phân tích nguồn nước ngầm, thiết bị này cũng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử khí hậu của Nam cực để giúp hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu.
Nhà nghiên cứu Dirk Mallants của CSIRO cho biết thiết bị ATTA cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định quá trình lịch sử hình thành cnước ngầm, từ hàng hàng thập kỷ, thế kỷ cho tới hàng triệu năm.
Với việc xác định được lịch sử thời gian của nguồn nước ngầm, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ được hơn về nguồn nước như nguồn gốc từ đâu và tỷ lệ ngấm xuống ra sao, từ đó họ có thể đưa ra các quyết định về khai thác bền vững nguồn nước.
Nguồn: Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)
Cập nhật: 09/9/2019
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)