Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 747 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Bảo tồn, phát triển nguồn gen động vật đặc hữu quý hiếm (15/09/2015)
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã dành nhiều nỗ lực để bảo tồn sự đa dạng này, nhưng hoạt động buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp, tình hình dịch bệnh… vẫn thường xuyên xảy ra, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt về số lượng, suy giảm về chất lượng các nguồn tài nguyên. Đây chính là vấn đề được bàn luận tại hội thảo “Bảo tồn, phát triển nguồn gen động vật đặc hữu quý hiếm” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tổ chức sáng 11/8/2015.
Gà Liên Minh (Cát Bà) là giống vật nuôi quý cần bảo tồn và lưu giữ.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe trình bày về thực trạng công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen động vật đặc hữu, quý hiếm tại Hải Phòng. Là thành phố có nguồn tài nguyên và hệ sinh thái phong phú, đa dạng, tập trung chủ yếu tại 2 đảo Cát Bà và Bạch Long Vỹ, Hải Phòng còn được biết đến với hệ thống giống vật nuôi có tính đa dạng sinh học cao.
Thời gian qua, công tác bảo tồn nguồn gen tại Hải Phòng đã được chú trọng thực hiện. Điển hình là hoạt động bảo tồn nguồn gen vật nuôi theo phương pháp bảo tồn tại chỗ do Viện Chăn nuôi phối hợp với UBND xã Trân Châu thực hiện từ năm 2010. Giai đoạn 2012-2014, Sở KH&CN thành phố đã hỗ trợ UBND xã Trân Châu hoàn thành đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với giống gà Liên Minh và dê núi Cát Bà. Việc khai thác và phát triển nguồn gen gà Liên Minh được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN chủ trì thực hiện từ năm 2012-2016 theo hướng khai thác, phát triển nguồn gen đơn thuần. Ngoài ra, một số hộ dân tại huyện Kiến Thụy cũng tiến hành bảo tồn tự phát giống ngan Sen…
Hội thảo cũng ghi nhận những đóng góp, tham luận của các đại biểu về vai trò, các phương pháp và những ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn, phát triển nguồn gen do đại diện Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi và Vườn quốc gia Cát Bà trình bày. Theo đó, có 2 phương pháp bảo tồn lưu giữ nguồn gen động vật: lưu giữ “in-situ” (phương pháp nuôi giữ con vật trong điều kiện thiên nhiên mà chúng sinh sống) và lưu giữ “ex-situ” (là bảo tồn tinh dịch, hoặc trứng, phôi, ADN của con vật).
Trước thực trạng việc du nhập các giống vật nuôi mới có năng suất cao ngày càng gia tăng và tình hình dịch bệnh phát triển làm tăng nguy cơ biến mất của các giống vật nuôi quý hiếm, việc bảo tồn và phát triển nguồn gen động vật quý hiếm là việc làm cấp thiết nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển kinh tế cho các địa phương có nguồn gen vật nuôi quý.
Nguyễn Lưu
- Hội nghị tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao hiệu quả công việc trong... (12/05/2025)
- Xây dựng mô hình sản xuất giống chuối tiêu hồng, chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô theo... (12/05/2025)
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý tổng hợp một số sinh vật chính gây hại trên... (08/05/2025)
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ tháng 5 (06/05/2025)
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ khai thác nước thấm lọc từ sông ở Việt... (28/04/2025)
- Hưởng ứng giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8/2025 “Vì một Việt Nam số” (05/05/2025)