Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 56338 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Bệnh đốm vằn hại ngô (11/04/2014)
Đốm vằn là bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây ngô. Ngoài ngô, bệnh đốm vằn còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, đậu, cà chua, đậu đỗ, cải bắp, xà lách… Bệnh một khi đã xảy ra, nếu không phòng trị kịp thời hoặc không phòng trị đúng cách, năng suất có thể thất thu tới 50 - 60%.
Bệnh đốm vằn do một loại nấm gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đốm vằn là đốm bệnh lớn, sũng nước, loang lổ như da beo, tâm màu xanh xám, rìa viền nâu, bệnh thoạt tiên xuất phát từ phần gốc sát mặt đất, ăn sâu vào như mô bên trong bẹ lá, sau lan dần lên trên làm thân, lá khô héo, cây tàn lụi, bắp thối… Quan sát kỹ trên vết bệnh thấy có nhiều sợi nấm trắng và cả các hạch nấm nhỏ màu nâu xám, tròn, cứng, đây là các tác nhân lan truyền bệnh từ cây này sang cây khác, từ vụ này qua vụ sau.
Bệnh đốm vằn thường phát triển khi cây bắp có khoảng 5 - 6 lá tiếp tục cho đến khi cây lớn và gây hại nặng nhất là giai đoạn bắp trổ cờ, phun râu. Bệnh xuất hiện sớm thường làm cho cây héo rũ.
Trong điều kiện nhiệt độ cao từ 25 - 30 độ C, ruộng trồng mật độ dày, ruộng bón nhiều đạm hoặc bón đạm muộn, bón không cân đối NPK, ruộng vụ trước bị bệnh đốm vằn… dễ phát sinh bệnh đốm vằn và gây hại.
Để hạn chế tác hại của bệnh đến mức thấp nhất, cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Do bệnh truyền từ vụ trước sang vụ sau chủ yếu từ các hạch nấm tồn tại trên đất ruộng và các sợi nấm trên các lá bị bệnh từ vụ trước còn sót lại trên ruộng sau khi thu hoạch, vì thế sau khi thu hoạch ngô, bà con phải thu gom sạch sẽ tàn dư của cây bị bệnh đem ra khỏi ruộng rồi tìm cách tiêu hủy (thí dụ như làm chất đốt...) càng sớm càng tốt. Cày, bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.
- Gieo trồng bắp với mật độ hợp lý tùy theo yêu cầu của từng giống, tỉa cây sớm, làm sạch cỏ dại trong ruộng để ruộng luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong ruộng.
- Không nên bón quá nhiều phân đạm, nên bón cân đối và hợp lý giữa đạm, lân và kali, để cây ngô sinh trưởng khỏe, hạn chế bệnh xâm nhiễm và có sức chống đỡ với bệnh tốt hơn.
- Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại, bà con nên luân canh một vài vụ với những loại cây trồng ít bị bệnh này gây hại như một vài loại rau trồng cạn (hành, rau mùi, ớt...) hoặc một số loại rau trồng nước như rau cần, rau muống...
- Thường xuyên thăm đồng, chú ý quan sát dưới gốc thân, nếu có bệnh mới xuất hiện cần ngưng bón đạm ngay và phun thuốc đặc trị như: Vanicide 3, 5 SL, Saizole 5SC, KiSaigon 50EC. Chú ý phun kỹ, phun đủ lượng nước khuyến cáo.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)