Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 39860 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Bí ẩn 3.200 năm trước trong cổ văn Ai Cập và Kinh Thánh (06/11/2017)
Theo các nhà khoa học Anh, có sự giao thoa kỳ lạ giữa những ghi chép trên đá của Ai Cập và Kinh Cựu ước về hiện tượng nhật thực toàn phần.
"Hỡi Mặt Trời, hãy đứng yên tại Gibeon; và Mặt Trăng, trong thung lũng Aijalon. Mặt Trời đứng yên, và Mặt Trăng dừng lại, cho đến khi dân chúng báo trả xong quân thù của họ" – đó là lời cầu nguyện của Joshua khi ông dẫn dân Israel vào Canaan được ghi chép trong Kinh Cựu ước.
Hiện tượng nhật thực 3.200 năm trước được Kinh Thánh lẫn cổ văn Ai Cập ghi nhận (Ảnh: TELEGRAPH).
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã xác định dòng kinh ấy thực ra là một trong những ghi chép khoa học đầu tiên của loài người về hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ngày 30/10, năm 1207 trước Công nguyên.
Giáo sư Colin Humphreys, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trước đây, mọi người thường dựa theo bản dịch Kinh Thánh của vua James năm 1611 bằng tiếng Anh và chỉ biết rằng lúc đó mặt trời và mặt trăng dừng lại. Thế nhưng, khi nhóm nghiên cứu tìm kiếm văn bản Do Thái gốc, họ nhận ra rằng đoạn kinh này thực sự mô tả việc ánh sáng ngừng tỏa chiếu khi mặt trời và mặt trăng dừng lại. Đó là nhật thực.
Cách mô tả mặt trời và mặt trăng "đứng yên" giống với mô tả của người Babylon, khi họ ghi nhận nhật thực vào tháng 3 năm 721 trước công nguyên.
Một ghi chép cổ khác về ngày nhật thực này được tìm thấy trên một khối đá granit lớn được chạm trổ vào năm thứ 5 của triều đại Merneptah, đề cập tới một chiến dịch ở Canaan, khi vị pharaoh này đánh bại dân Israel. Trong đó, một hiện tượng kỳ bí giống như nhật thực cũng được mô tả.
Theo các ghi chép, triều đại của vị pharaoh này bắt đầu vào năm 1210 hay 1209 trước công nguyên, tức 2-3 năm trước sự kiện nhật thực được mô tả trong kinh thánh. Vì vậy, xét về thời gian, các dữ liệu trên phiến đá này rất hợp lý.
Các nghiên cứu trước đây cũng tranh cãi về mốc thời gian con người thực sự quan sát thấy và ghi chép về nhật thực. Một nghiên cứu cho rằng những hình ảnh khắc trên đá ở Loughcrew, Co Meath, Ireland là nói về nhật thực 5.000 trước. Trong khi đó, nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemy tuyên bố rằng nhật thực đầu tiên được người Babylon quan sát thấy vào tháng 3 năm 721 trước Công nguyên.
Tuy nhiên, nghiên cứu vừa công bố là dữ liệu đầu tiên có sự trùng khớp giữa hai văn bản cổ có độ tin cậy cao, vốn thuộc về những người ở hai chiến tuyến thời điểm đó. Bài báo cáo được đăng tải trên tạp chí Astronomy & Geophysics của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Nguồn: Khoahoc.tv
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)
- Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới (13/09/2024)
- Mạng lưới đường hầm phòng ngự thành phố cổ 4.000 năm (27/08/2024)
- Bí ẩn hang động khổng lồ khảm hàng triệu vỏ nghêu, ốc, sò (20/08/2024)