Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 37639 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả (01/07/2020)
Khi bị ruồi đục quả gây hại làm giảm chất lượng quả, gây thối hỏng trên vườn, giảm năng suất, giá trị quả. Ruồi đục quả thường gây hại trên nhiều đối tượng cây ăn quả như: Ổi, bưởi, thanh long, cam…, các cây rau: bí, mướp, bầu, cà chua..
1. Biện pháp quản lý ruồi đục quả
- Biện pháp cơ học:
Đối với một số loại cây ăn quả phải sử dụng bao quả, tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.
Không trồng xen các loại cây ăn quả khác trong vườn. Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
Thu hoạch kịp thời, đúng độ chín, không để quả chín lâu trên cây hấp dẫn ruồi gây hại.
Vệ sinh đồng ruộng, vườn trồng, thường xuyên thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ quả rụng trên mặt đất và quả còn đeo trên cây bị ruồi đục quả gây hại vì là nơi ruồi lưu tồn.
- Biện pháp hóa học:
Khi quả già chưa chín, phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất Cyromazine…
Phun mồi protein thủy phân (SOFRI Protein thuỷ phân): Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4-5cc Karate 2.5EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hỗn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm (tránh phun trùm lên cả tán cây), để dẫn dụ và diệt ruồi. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên quả. Biện pháp này cần được thực hiện trên diện rộng và thường xuyên.
Khi quả đã già chưa chín, có thể phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Cyromazine ở thời điểm ruồi vừa đẻ trứng hay trứng vừa nở.
Dùng Pheromone bẫy ruồi đực và phun thuốc có hoạt chất Cyromazine khi ruồi mới đẻ trứng hay giòi mới nở.
Sử dụng bẫy màu vàng sẽ hấp dẫn ruồi. Sử dụng bẫy ViZubon - D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5 - 10m/1 bẫy).
Dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol, bắt chước kích thích tố sinh dục của ruồi cái để dẫn dụ ruồi đực. Trong thuốc có pha thêm thuốc trừ sâu Naled nên sẽ diệt ruồi đực. Ruồi cái còn lại sẽ đẻ ra trứng không có đực thụ tinh nên trứng không nở được.
2. Cách làm bẫy diệt ruồi đục quả
- Sử dụng thuốc VIZUBON-D:
+ Vizubon-D là một hỗn hợp gồm hai thành phần:
Naled (chiếm 25% thành phẩm): Là một hoạt chất trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu dùng để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện hại cây trồng, có hiệu lực cao đối với các loài ruồi, rệp hại lá và trái… được pha chung với chất dẫn dụ, nhằm mục đích tiêu diệt ruồi.
+ Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm): Là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao (giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis). Nên chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực (loài Bactrocera dorsalis) dò tìm đến. Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc Naled được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không còn được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại cho quả. Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày.
- Sử dụng bả chua ngọt tự pha chế
+ Dùng 4 phần đường mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước. Khuấy kỹ để dung dịch này tan đều. Sau đó, cho vào can nhựa, bình nhựa,… đậy kín chờ 3 - 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu với liều lượng 100 ml dung dịch chua ngọt cho thêm 01 gram thuốc trừ sâu. Nên chọn thuốc độc qua đường miệng (vị độc), không có mùi.
3. Lưu ý:
- Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2m.
- Không nên treo bẫy vào giữa vườn, vì khi thấy chất dẫn dụ ruồi sẽ đến nhiều hơn và gây hại các quả ở mép vườn trước khi tiếp xúc với bẫy.
- Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh; Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.
- Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi./.
Nguồn:khuyennongthaibinh.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)