Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 37972
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Cá gặp nhiều khó khăn khi thải độc thủy ngân (24/12/2018)

Các loài cá cũng có thể thải độc, tuy nhiên chúng gặp khó khăn khi thải độc thủy ngân. Trong trường hợp này là cá tuyết vàng, chúng có các tế bào gan nhạy cảm dẫn đến việc thải độc thủy ngân rất hạn chế. 

 

Phải mất sáu tháng để có xác định được tương đối chính xác tuổi của cá tuyết vàng. Bởi vì chúng có thể sống đến 120 năm, loài này được quan tâm đặc biệt quan tâm bởi Benjamin Barst và các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực ông nghiên cứu, lĩnh vực này bao quát những ảnh hưởng của hóa chất độc trên sinh vật sống. Trong suốt cuộc đời của loài cá này, chúng có thể tích lũy lượng thủy ngân cao và các nguyên tố vi lượng khác trong mô của chúng.

 

Ben Barst cầm một con cá đá mắt vàng bắt ở vùng biển Inside Passage của Alaska. Ảnh: Melton Griggers

 

Nhưng không được biết có bao nhiêu phần tử tích lũy trong các vị trí nhạy cảm ở các tế bào của loài cá này. Vì vậy, Barst, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Khoa học Tự nhiên của Đại học McGill, đã đặt câu hỏi cho Inside Passage của Alaska để tìm câu trả lời. 

 

Nhóm nghiên cứu đã thu thập 8 con cá tuyết vàng, nặng tới 8,8 kg, từ vùng nước của Alaska Passage trên một tàu đánh cá thể thao được gọi là Pheasant Plucker. Bộ gan của cá được lấy đi và các mẫu mô bị đóng băng ngay lập tức để chúng có thể được phân tích sau đó tại các cơ sở thí nghiệm ở thành phố Quebec và Montreal.

 

Cô lập các nguyên tố độc hại để giải quyết chúng tốt hơn

 

Bằng cách kiểm tra các mô ở cấp độ tế bào, các nhà nghiên cứu phát hiện ra cá tuyết vàng có thể ngưng lại một số yếu tố độc hại tiềm tàng trong các mô gan (cadmium, chì và asen) do đó ngăn cản các chất này tương tác với các phần nhạy cảm của tế bào. Nhưng thủy ngân được tìm thấy ở nồng độ độc hại - và hầu hết trong số đó là ở các vị trí nhạy cảm, chẳng hạn như ti thể và các enzym, trong các tế bào gan.

 

Barst nói: “Alaska dường như là một nơi nguyên sơ, nhưng thủy ngân từ các hoạt động công nghiệp có thể di chuyển qua một khoảng cách dài và tích tụ ở các vùng nhạy cảm trong gan cá ở các mức độ nguy hiểm. Công trình trước đó của chúng tôi đã cho thấy rõ ràng là thủy ngân gây ra thiệt hại cho gan của cá tuyết vàng. Nhưng chúng tôi không biết liệu thiệt hại có phải là do thủy ngân hay do các nguyên tố vi lượng khác gây ra. Bây giờ chúng tôi đã biết rằng những con cá này đã không thải độc tốt đối với thủy ngân. Điều này cung cấp thêm bằng chứng rằng thủy ngân là nguyên nhân của vấn đề".

 

 

Các kết quả nhấn mạnh nguy cơ tiềm tàng mà các chất gây ô nhiễm gây ra cho cá tuyết vàng, một trong những loài cá rockfish lớn nhất ở vùng biển ven biển phía tây Bắc Mỹ. Loài cá này được liệt kê là bị đe dọa ở lưu vực Puget Sound-Georgia của Hoa Kỳ, và là một loài nhận được "mối quan tâm đặc biệt" ở Canada, nơi các khu bảo tồn đã được thiết lập để bảo vệ môi trường sống của cá rockfish khỏi các hoạt động câu cá thương mại và giải trí.

 

Nguồn: Đ.T.N (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 30/11/2018